Tin mới

Phụ nữ TP. Bến Tre với phong trào chống rác thải nhựa

(Mặt trận) -Theo số liệu thống kê, mỗi ngày tại TP. Bến Tre có trên 91 tấn rác thải. Năm 2019, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ trong việc chung tay hành động “Chống rác thải nhựa” vì một Việt Nam trong lành và phát triển bền vững, góp phần cùng cấp ủy nâng chất tiêu chí “Không còn tình trạng vứt rác bừa bãi” theo chủ trương “Sáu không” của Thành ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố đã tăng cường các hành động bằng phong trào chống rác thải nhựa, nhất là chống rác thải nhựa từ túi nylon trên địa bàn.

Đắk Nông thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên tại huyện Đắk R’lấp và TP. Gia Nghĩa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai thăm, tặng quà chiến sĩ chiến sĩ Điện Biên

 Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phú Khương (TP. Bến Tre) thực hiện mô hình sử dụng giỏ đi chợ hạn chế sử dụng túi nylon. Ảnh: Hồng Quốc

Kết quả thực hiện

Trước khi triển khai thực hiện, Hội LHPN TP. Bến Tre đã đến học tập kinh nghiệm về quá trình đưa túi nylon tự hủy sinh học, thân thiện với môi trường vào chợ truyền thống của Hội LHPN quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; đến tham quan nhà máy sản xuất túi tự hủy sinh học để học tập quy trình các sản phẩm thân thiện với môi trường. Sau đó, hội tiến hành xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện, được cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố ủng hộ; đặc biệt được UBND thành phố cho phép hội nhân rộng mô hình trên tại các chợ điểm và triển khai đến 100% xã, phường đồng thuận.

Bên cạnh lễ phát động, hội còn tăng cường tổ chức truyền thông nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của cộng đồng về phong trào chống rác thải nhựa. Phối hợp với Dự án Y tế Hà Lan tổ chức truyền thông tại 5 đơn vị thực hiện Dự án “Biến rác thải thành phân bón hữu cơ và phát triển vườn rau xanh”, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn cho 275 hộ đăng ký sử dụng xử lý rác thải bằng thùng ủ phân compost. Ngoài triển khai tại chợ điểm, phụ nữ thành phố còn tổ chức lễ phát động tại những nơi có chợ tương đối lớn của xã, phường và trực tiếp ra quân phát túi tự hủy đến 8 điểm chợ. Từ việc người dân không biết, không sử dụng và không túi nylon tự hủy tại các chợ, đến năm 2019, có trên 300 tập thể, cá nhân, tiểu thương, cơ quan, đơn vị, trường học và cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố vừa đăng ký cam kết, vừa tự nguyện tham gia hưởng ứng sử dụng túi tự hủy sinh học do hội phát động.

Hội 2 cấp còn tiếp cận và quảng bá các loại sản phẩm mới thân thiện đến với người dân và công chức, viên chức như ly, ống hút tự hủy sinh học; vận động các cơ quan, phụ nữ xã, phường dần loại bỏ thói quen sử dụng chai nhựa ra khỏi cuộc họp, hội nghị. Đồng thời, tạo các điểm cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường cho phụ nữ toàn tỉnh, tổng kinh phí thực hiện trên 50 triệu đồng.

Lan tỏa mô hình

Để mô hình lan tỏa đến tận hộ dân, phụ nữ thành phố đã chủ động thay đổi phương pháp và hành động truyền thông. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 73 cuộc truyền thông lồng ghép về chống rác thải nhựa; vận động cán bộ, hội viên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó chú trọng nội dung chống rác thải nhựa trong học sinh. Nâng chất 30 tuyến đường “Xanh, sạch, đẹp” do phụ nữ tự quản tại 100% cơ sở hội. Qua đó tiếp tục ra quân dọn, trồng và chăm sóc hoa, khơi thông dòng chảy, quét rác hàng tuần, ra quân gắn với Ngày Chủ nhật nông thôn mới, văn minh đô thị với trên 1.000 lượt chị tham gia. Ngoài ra còn có các mô hình như Câu lạc bộ xanh, Biến rác thành tiền, Ngôi nhà vì bạn vì tôi, trao học bổng cho học sinh nghèo từ kinh doanh túi tự hủy. Đặc biệt, hội tiếp tục phối hợp với Dự án Y tế Hà Lan thực hiện giai đoạn II của Dự án “Biến rác thải thành phân bón hữu cơ và phát triển vườn rau xanh”, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn, loại sản phẩm nhựa tại hộ cho trên 600 hộ và trang bị gần 600 thùng ủ phân compost xử lý rác cho hộ dân, 30 thùng tại các trường học và 20 thùng tại 2 chợ trên địa bàn… tổng kinh phí thực hiện gần 230 triệu đồng. 

Với sự tích cực truyền thông, mô hình vận động cán bộ hội thay thế túi đựng rác truyền thống bằng túi tự hủy của phụ nữ thành phố đã hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Dân vận khéo năm 2020, với trên 500 cán bộ hội trên địa bàn sử dụng, vượt trên 50% chỉ tiêu kế hoạch; trên 4.000 túi rác, túi tự hủy được hộ dân sử dụng tại hộ; 14 trường học, 3 bệnh viện đã sử dụng túi tự hủy trong cấp phát thuốc, đựng rác thải y tế.

Chủ tịch Hội LHPN TP. Bến Tre Nguyễn Thị Trúc Giang cho biết: Mô hình thành công từ năm 2019 là do ngoài việc Hội LHPN thành phố sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí khối đoàn thể phục vụ công tác vận động quần chúng thì hội còn vận động Công ty TNHH SX-TM-XNK bao bì thân thiện môi trường Phương Lan, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh tặng 125kg túi cho tiểu thương dùng thử và tiếp cận sản phẩm để tạo thuận lợi bước đầu trong truyền thông. Công ty cũng đã trợ giá túi thấp hơn so với giá thị trường từ 1.000 - 5.000 đồng/kg để thu hút đại lý và các tiểu thương mua, bán, sử dụng. Đây là một trong những hoạt động các cấp hội trực tiếp thực hiện phong trào thi đua “Đồng khởi mới” của thành phố, góp phần xây dựng TP. Bến Tre “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”.

“Hội LHPN TP. Bến Tre thực hiện liên tục phong trào “Chống rác thải nhựa” từ tháng 3-2019. Đến nay, 100% cơ sở hội đã thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, sử dụng túi tự hủy trong tất cả các hoạt động. Về mô hình Dân vận khéo, năm 2020, hội vận động 50% cán bộ hội sử dụng túi tự hủy tại hộ gia đình. Năm 2021, phát động 100% cán bộ hội sử dụng túi tự hủy tại hộ gia đình; phụ nữ thành phố và 100% cơ sở hội từ xã, phường đến các chi hội đều loại chai nhựa ra khỏi hội nghị”.

(Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Bến Tre Nguyễn Thị Trúc Giang)

Phương Lan

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản