Tin mới

Quảng Nam: Phản biện xã hội Đề án ‘Đẩy mạnh xã hội hóa trong một số lĩnh vực’

(Mặt trận) -Chiều 6/1, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội Đề án ‘Đẩy mạnh xã hội hóa trong một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025’. Ông Võ Xuân Ca, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam chủ trì hội nghị.

Hưng Yên chuẩn bị chu đáo cho Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 13 khóa XV

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Võ Xuân Ca cho biết, trong những năm qua, việc thực hiện chủ trương, chính sách xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt những kết quả tích cực, bước đầu khai thác, phát huy tiềm năng và các nguồn lực của xã hội, góp phần giảm chi ngân sách đầu tư cho các cơ sở dịch vụ công lập và giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước.

 Quang cảnh hội nghị phản biện xã hội.

Trong giai đoạn 2008-2020, toàn tỉnh có 43 cơ sở thực hiện xã hội hóa, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5.300 tỷ đồng, chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục. Địa bàn đầu tư tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố, thị xã (chiếm 62,2%) tổng số dự án xã hội hóa.

“Trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách của tỉnh Quảng Nam cho đầu tư công giai đoạn 2022-2025 thuộc các lĩnh vực nêu trên dự kiến chỉ đảm bảo cân đối khoảng 20% như hiện nay thì việc UBND tỉnh xây dựng, trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết”, ông Võ Xuân Ca thông tin.

Tại hội nghị các đại biểu đã cho ý kiến về tính hợp pháp, đặc thù, khả thi của các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa mà dự thảo Đề án đã nêu như: Chính sách ưu đãi về đất đai, trong đó thời hạn miễn tiền thuê đất; địa bàn áp dụng; loại đất được miễn, giảm tiền thuê đất…?

Chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng thì cần quy định phù hợp hơn với từng khu vực để điều chỉnh hướng đầu tư về vùng khó khăn.

Chính sách ưu đãi về thuế là đối tượng, địa bàn, thời hạn… được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa...

Các chính sách khác như: ưu tiên thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực xã hội hóa; huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất;…

Trình bày ý kiến về thời gian miễn thuê đất, ông Phạm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, so với một số tỉnh khác, thời gian qua miễn thuê đất trên địa bàn TP Tam Kỳ, TP Hội An và thị xã Điện Bàn chưa đảm bảo hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực xã hội hóa như: giáo dục nghề nghiệp, thể thao và môi trường.

Cụ thể đề nghị thay đổi điều chỉnh tăng thời hạn miễn tiền thuê đất tại các thành phố, thị xã nói trên thành các mức tương ứng, miễn toàn bộ nhưng tối đa không quá 50 năm, tùy theo miễn 40 năm, miễn 30 năm và miễn 25 năm để tăng tính cạnh tranh…

Đối với các lĩnh vực giáo dục, thể thao, môi trường đề nghị được hưởng mức miễn tiền thuê đất 40 năm để tăng cường thu hút đầu tư trong giai đoạn 2022-2025...

TẤN THÀNH - CHÍ ĐẠI

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản