Tin mới

Quy hoạch xây dựng đô thị với tăng trưởng xanh ở nước ta

(Mặt trận) - Ngày nay trên thế giói, do vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tại các nước phát triển, việc nghiên cứu quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị xanh ngày càng trở nên rất cần thiết và cấp bách.

Sơn La gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến (trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ)

Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tỉnh Quảng Trị triển khai nhiệm vụ năm 2024

TP Hà Nội: Đại hội điểm MTTQ huyện Đan Phượng lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tuy nhiên, tùy theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ khác nhau, có những chính sách khác nhau, mức độ kết quả mang lại cũng rất khác nhau. Trong khi các nước phát triển, vì tốc độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển các ngành công nghiệp nói riêng, có những mức độ không giống nhau. Dù vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn luôn luôn là một chủ đề, một sự quan tâm chung cho mọi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Do đó, dù là vấn đề chỉ mang một khía cạnh trong việc bảo vệ môi trường, là “tăng trưởng xanh”, nhưng vẫn là một chủ đề đang được cả thế giới quan tâm.

 Tăng trưởng xanh” có thể góp phần thực hiện tốt các tiêu chí phát triển, như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng...

1. Khái niệm về tăng trưởng xanh

1. Đề cập đến khái niệm xanh, chung quanh cuộc sống trên trái đất, mỗi quốc gia đều có những màu xanh như “xanh rừng, xanh núi, xanh sông, xanh biển” và “xanh cho những ước mơ”. Tất nhiên, đó là những cách diễn đạt, ví von theo ngôn ngữ văn học. Nhưng dẫu sao, như vậy về khái niệm, đã cho thấy, có hai loại tăng trưởng xanh: Một là, tăng trưởng xanh theo ngôn ngữ vật thể: nhìn được, đếm được và có thể hình thành trên một không gian lãnh thổ, như: làng, xã, thị trấn, thị xã, thành phố nào đấy. Hai là, tăng trưởng xanh theo ngôn ngữ phi vật thể, như: phong tục, tập quán, thói quen, lối sống hay ở tầm cao hơn như tâm linh, truyền thống, lịch sử...

Trên thế giới nhiều nhà khoa học, các học giả cũng có những khái niệm của riêng mình. Có thể thấy, khái niệm tăng trưởng xanh về bản chất là như nhau, nhưng do cách tiếp cận và tình hình thực tế của mỗi quốc gia khác nhau, nên cách diễn đạt còn có những khác nhau.

2. Với những hoạt động của “tăng trưởng xanh”, mục tiêu của nội dung tăng trưởng xanh sẽ hướng tới như sau:

Một là, góp phần thực hiện các dự án có mục tiêu “XANH”.

Hai là, cung cấp một số kiến thức về “TĂNG TRƯỞNG XANH”.

Ba là, nghiên cứu đề xuất những “CÔNG TRÌNH XANH” tại cộng đồng.

3. Cách tiếp cận của tăng trưởng xanh

Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu, trong đó đã có khá nhiều cách tiếp cận rất hiệu quả, thiết thực. Sau đây là một cách tiếp cận mang tính hệ thống và do đó đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Theo một số nhà khoa học về sinh thái và hệ sinh thái, hiện nay đã có một số cách tiếp cận như sau:

Cách tiếp cận “Tăng trưởng xanh”

Theo cách tiếp cận này, phát triển đô thị có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và thiên nhiên. Do đó, các yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số, tạo nhiều cơ hội việc làm, đem lại nhiều lợi ích cho đô thị... rất cần được xem “tăng trưởng xanh” như là một yếu tố quan trọng để phát triển và phát triển bền vững cho đô thị trong mọi giai đoạn. Như vậy, rất cần có những phương pháp thích hợp để tiếp cận phương pháp này, trong đó có thể kể đến phương pháp quan trọng nhất là “Phương pháp quy hoạch sinh thái với việc khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin địa lý” (Geographic Information System - GIS).

Cách tiếp cận “Thích hợp”

Quy hoạch Vùng là cách tiếp cận thích hợp nhất, vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn rất cao. Cách tiếp cận này vừa phù hợp với các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận còn phụ thuộc vào trình độ và tiềm năng của các nhà tư vấn và các nhà quản lý đất đai và quản lý đô thị.

Cách tiếp cận “Quy hoạch sinh thái”

Sinh thái và hệ sinh thái là một khoa học ra đời cách đây đã trên vài thế kỷ bởi nhà khoa học Hanecken - Đức (từ năm 1886). Khoa học sinh thái và hệ sinh thái ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cực kỳ to lớn cho nhân loại, các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Cách tiếp cận “Quy hoạch sinh thái đa tiêu chí”

Quy hoạch sinh thái đa tiêu chí là việc nghiên cứu lập quy hoạch sinh thái theo cách tiếp cận tổng hợp nhiều yếu tố sinh thái như tự nhiên, xã hội, đơn chiều, đa chiều, đan xen vào nhau trên cùng một vật thể không gian với các quy mô khác nhau nào đấy như: làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố, vật thể, phi vật thể.

Theo cách tiếp cận này, đối tượng nghiên cứu là “vật thể”, cách tiếp cận không mấy khó khăn. Tuy nhiên, nếu đối với “phi vật thể”, cần có cách lượng hóa từ phi vật thể thành vật thể. Theo đó, một số nhà nhà nghiên cứu đã thực hiện các tính toán này theo “công thức” như sau:

Tiêu chí (phi vật thể) x sức nặng = điểm số (của yếu tố phi vật thể)

Tất nhiên, công thức tính toán này mang tính tương đối. Dù vậy, vẫn có thể so sánh một cách tương đối giữa các yếu tố với nhau.

4. Những nội dung chủ yếu của tăng trưởng xanh

Theo một số nhà nghiên cứu, nội dung “tăng trưởng xanh” có thể góp phần thực hiện tốt các tiêu chí phát triển, như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng; tăng cơ hội cạnh tranh; phát triển du lịch bền vững; cơ sở hạ tầng đô thị ổn định, bền vững; tránh kẽ hở về thực hiện chính sách môi trường; đô thị hóa và mất đất nông nghiệp; Quy hoạch tổng thể về xây dựng; cải tạo đô thị và chính sách xã hội; thích ứng với biến đổi khí hậu; tài chính đa thành phần; phát triển kinh tế bền vững cùng với quản lý tốt tài nguyên; phát triển trên cơ sở kinh tế trên cơ sở hệ sinh thái; đô thị hóa nhanh là nguy cơ ô nhiễm môi trường; phát triển nông thôn và phát triển nông nghiệp cạnh tranh.

4. Một số kinh nghiệm trên thế giới

Tại châu Đại dương

Tại Australia, Thủ đô Canberra, các thành phố Sydney, Melbourne, Brisbanne... đều có nhiều công trình khai thác thiên nhiên, huy động cộng đồng rất có hiệu quả. Đó là các công viên bảo tồn và sinh thái tự nhiên, các công viên động vật hoang dã đã được xây dựng và khai thác từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiệu quả đem lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cân bằng các hệ sinh thái, đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn và bảo vệ môi trường và phát triển ngành du lịch hết sức to lớn cho mọi thời đại.

Thành phố Brisbane là thủ phủ của bang Queensland, Australia. Dân số khoảng trên 1 triệu người. Là một thành phố nằm ở đồng bằng ven biển phía Đông Nam Australia.

Theo quy hoạch của thành phố, có 7 biện pháp sau đây đã được thực hiện theo mô hình của một “Thành phố thông minh”. Đó là:

1. Chuyển đổi các thiết bị chiếu sáng sang dùng năng lượng mặt trời hiệu quả

2. Lắp đặt các bể chứa nước mưa trong nhà

3. Sử dụng điều hòa hiệu quả hơn

4. Tiếp tục tái chế và duy trì nguồn nước

5. Lắp đặt pin mặt trời và hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời

6. Chuyển sang khai thác và sử dụng năng lượng xanh

7. Tìm tòi các giải pháp giao thông công cộng thay thế nhằm giảm khí thải từ các phương tiện cơ giới, thực hiện các dự án trồng cây xanh

Thực hiện các giải pháp trên, thực tế đã giảm các khoản chi phí đáng kể như: giảm 50 đô la Úc lắp đặt thiết bị theo dõi sử dụng năng lượng trong nhà; giảm 400 đô la Úc cho hệ thống đun nước nóng; giảm chi phí nước cho hệ thống vệ sinh trong nhà; tiết kiệm đến 50.000 đô la Úc cho các nhóm cộng đồng lấp các thiết bị trong nhà.

Tại châu Âu

Châu Âu ngày nay là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới, khu vực đô thị, nông thôn, miền xuôi cũng như miền núi, cho các dân tộc đa số cũng như các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do trình độ phát triển khác nhau mà mức sống, trình độ phát triển, khu vực nông thôn hay đô thị cũng rất khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ:

Thành phố Glasgow, Vương quốc Anh

Theo “Metropolitan GLASGOW”, our vision for the Glasgow city region - đã nhận định:  “... tầm nhìn của chúng ta là rất rõ ràng. Chúng ta muốn vùng thành phố Glasgow sẽ là một thành phố năng động nhất, có nền kinh tế cạnh tranh và một vùng thành phố trong lòng châu Âu”. Với tầm nhìn như thế, nên cần nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương, huy động các khu vực tư nhân, các công ty tư nhân, các tổ chức công cộng vùng, các tổ chức tình nguyện và cả cộng đồng.

Theo ý tưởng đó, các chủ đề sau đây được các nhà quy hoạch Glasgow theo đuổi và đã thực hiện một cách khá thành công.

Một là, “... đó là một tiềm năng sáng tạo, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nhà lãnh đạo thành phố, trong việc chia sẻ tầm nhìn và xây dựng thành phố Glasgow...” theo “Chương trình các đô thị của Liên Hợp quốc”.

Hai là, “một thành phố gây ấn tượng nhất, sâu sắc nhất... là thành phố Glasgow”.

Với cách nhìn như vậy, trong quy hoạch đã đề ra cách nhìn và nghiên cứu quy hoạch theo các nội dung, vừa chiến lược, vừa cụ thể theo 7 vùng như sau:

1. Vùng có chức năng “làm việc” (a working region).

2. Vùng có chức năng “học tập, nghiên cứu” (a learning region).

3. Vùng có chức năng “sinh hoạt, sống” (a living region).

4. Vùng có chức năng “sáng tạo” (a variant, creative region).

5. Vùng có chức năng “kết nối” (a connected region).

6. Vùng có chức năng “tổng thể vùng” (an inclusive region).

7. Vùng có chức năng “quản lý phát triển vùng giỏi” (a well managed region).

Để thực hiện các vùng nêu trên, các nhà quy hoạch Glasgow đã đặt ra ba tiêu chí quan trọng hàng đầu sau đây:

Một là, tính “cạnh tranh” (competitveness), tức là tạo ra một số cảnh quan vừa tự nhiên vừa nhân tạo, kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hài hòa nhất.

Hai là, sự “liên kết” (connection) giữa các vùng chức năng với nhau.

Ba là, phát triển bền vững (substability).

Thành phố Deresden, CHLB Đức

Dresden là thành phố nằm ở phía Đông của CHDC Đức trước đây. Dresden nổi tiếng khắp châu Âu và thế giới là thành phố của những bảo tàng cổ kính nhất, những cánh rừng thông bạt ngàn nhất, những dòng sông thơ mộng trữ tình; và nhất là những người dân lao động chăm chỉ, cần cù, học tập, nghiên cứu để đem lại hiệu quả cao nhất, đẹp nhất cho cuộc sống con người.

Điểm nổi bật ở Dresden là nơi có rất nhiều trường đại học trong nước và quốc tế, dành cho các chương trình đào tạo quốc tế ở bậc Sau Đại học và Đại học, trong số đó nổi bậc nhất là Technological University of Dresden (thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây). Ngày nay, trường này vẫn là nơi đào tạo cho cả nước Đức, khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.

Và tại đây, UNESCO đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về:

- Chiến lược quốc tế về bảo vệ tài nguyên thiên thiên và những cơ sở về sinh thái học của hệ sản xuất;

- Quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và quy hoạch Vùng;

- Quản lý tài nguyên rừng và hệ sản xuất rừng;

- Quản lý hệ sinh thái dưới nước;

- Đánh giá tác động môi trường và thực hiện các dự án.

Tại Stockholm, Thụy Điển

Thành phố Stockholm là Thủ đô của Thụy Điển, nằm ở Bắc Âu. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 188 km2.

Dân số khoảng trên 800.000 người. Dự kiến đến năm 2030 lên đến trên dưới khoảng 1 triệu người. Theo đuổi chính sách phát triển toàn diện, các chiến lược phát triển của Stockholm là:

- Tái sử dụng các loại đất đã sử dụng;

- Xác định các địa điểm xây dựng mới gần đường giao thông công cộng;

- Tôn trọng, khai thác tối đa và bảo tồn cảnh quan, môi trường, các hệ sinh thái;

- Tăng cường xây dựng “hạ tầng xanh”;

- Xây dựng mới các khu trung tâm nhỏ, khu vực;

- Chuyển đổi các khu công nghiệp thành các khu ở có nhiều công năng;

- Xây dựng các đầu mối giao thông vùng ngoại ô;

- Phát triển các không gian công cộng mang tính cộng đồng.

Tại Hà Lan

Tại Hà Lan, theo đạo luật về bảo tồn thiên nhiên có các loại hình công viên sinh thái về các loài chim hoang dã, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu sinh thái đất ngập nưóc,... Ở Hà Lan, vườn “Quốc gia sinh thái mạng” có diện tích rộng đến 6 triệu hecta, trong đó có biển Wadden và Ijsselmeer. Ngoài ra, Hà Lan còn có 20 công viên sinh thái quốc gia, như các danh lam thắng cảnh đặc trưng, từ cồn cát, bãi triều và thung lũng cho đến sông, suối, rừng... Các công viên sinh thái quốc gia ở Hà Lan được xem như là một ngành kinh tế du lịch mũi nhọn, bảo vệ môi trường và đóng góp to lớn trong tổng GDP của quốc gia.

Tại châu Mỹ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới nhưng vẫn còn không ít các bộ tộc ít người. Tuy nhiên, cuộc sống của những dân tộc ít người đó vừa được tạo điều kiện tiếp cận với sự tiến bộ chung của quốc gia, vừa giữ gìn các đặc thù riêng biệt của dân tộc mình, dù mức độ vẫn còn một khoảng cách không nhỏ.

Thủ đô Washington DC có quy mô không lớn, khoảng 1 triệu dân nhưng tiện nghi hết sức thuận lợi. Tại đây, có trục hành lang trong công viên kéo dài hàng chục cây số, trên đó đặt tượng tất cả các đời Tổng thống Mỹ, từ vị tổng thống đầu tiên như Washington, và nhiều vị tổng thống khác như Ai-Xen-Hao, Ken-Nơ-Di, Giôn-xơn, Nich-xơn... Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, Giôn-xơn và Nich-xơn là các vị Tổng thống trực tiếp chỉ đạo nhiều nhất, tất nhiên cũng đem lại những tình cảm không mấy hữu nghị với nưóc ta. Tuy nhiên, Tổng thống Bil-Clinton là vị Tổng thống ít nhiều đã có những tình cảm nhất định với Việt Nam, nhất là các tầng lớp trẻ.

Thành phố “siêu đô thị” New-York

Là một trong những thành phố đầu tiên từ khi thành lập nước Mỹ. Đó là siêu đô thị New-York có tượng Thần vệ nữ, một tượng đài thần tượng cho thời kỳ tiền hiện đại của nước Mỹ và trên thế giới.

New-York là một trong “top teen” của các thành phố có quy mô trên 10 triệu dân. Tuy nhiên, sự phân biệt các tầng lớp dân cư ở New-York là rất rõ ràng. Tại đây, không khó để nhận ra sự khác biệt giữa các tầng lớp dân cư trong thành phố. Cùng với các cung điện, biệt thự nguy nga, tráng lệ… là các khu nghèo đô thị, được gọi là các khu nhà ổ chuột - “Slum Areas” - Một thế giới không gian đô thị cách biệt giữa hai tầng lớp dân cư trong đô thị là rất rõ ràng.

Đại lộ New-York còn là “tổng hành dinh” tiền tệ của nưóc Mỹ và trên toàn thế giới. Giá trị đồng đô-la theo từng thời gian, lên xuống với các tỷ giá đều được xuất phát từ đây đến tất cả các lục địa trên toàn thế giới.

Tại châu Á

Châu Á ngày nay là một phần phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tại khu vực đô thị hay nông thôn, miền xuôi cũng như miền núi, cho các dân tộc đa số cũng như các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất, tốc độ phát triển khác nhau và do đó, mức sống cũng rất khác nhau.

Tại Nhật Bản:

Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều loại hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được thể hiện tại các khu sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội hết sức hấp dẫn. Tại thủ đô Tokyo Nhật Bản, đô thị cổ Kyoto hay các thành phố Kobe, Toyo, Fukushima... đâu đâu cũng có rất nhiều các khu công viên sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội, lịch sử, kiến trúc hiện đại và kiến trúc cổ, kết hợp với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Nhật Bản. Các cảnh quan thiên nhiên như sông, suối, hồ, thác, ghềnh, cây xanh, các loại hoa theo mùa..., các chất liệu gần gũi với thiên nhiên như sỏi, cát, đá cuội, gỗ, nứa, tre, mây... đều được khai thác tối đa trong các công trình du lịch tại các khu sinh thái.

Tại Trung Quốc:

Trung Quốc là một trong những nước có nhiều công viên các loại nhất trên thế giới. Công viên sinh thái Thiên Tân là một trong những công trình sinh thái khá thành công. Ra đời cách đây không quá lâu, nhưng đó là một dự án thành công nhất trong lịch sử về đầu tư của Trung Quốc. Trung Quốc còn có khu sinh thái “Lạc Mãn Địa” ở Quế Lâm, là một tuyệt tác vào bậc nhất về bảo tồn các khu rừng thiên nhiên nguyên thuỷ, các hồ nước rộng lớn, các đồi núi nhấp nhô lượn sóng... Những không gian ấy, đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong năm, đóng góp không nhỏ về kinh tế cho địa phương và cả nước.

Tại Việt Nam:

Loại hình công viên nói chung và nhất là loại hình công viên sinh thái nói riêng đã xuất hiện tại nhiều nơi, nhiều thành phố, nhất là trong vài năm gần đây, trong khi xuất hiện nhiều loại hình “du lịch ba lô”, trong đó có thể kể đến một vài công viên như sau:

Tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là đảo có diện tích 562 km2, lớn nhất nước ta. Trên đảo có nhiều hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, phong phú như rừng ngập mặn (120 ha), rừng Tràm (3.000 ha) với 470 loài thực vật bậc cao... Phú Quốc còn có hệ sinh thái nông nghiệp có diện tích gần 7.000 ha với nhiều loại cây canh tác đa dạng,... là một tài nguyên sinh thái tự nhiên đặc biệt, rất hấp dẫn, cho công cuộc phát triển theo hướng sinh thái hiệu quả và bền vững nhất.

Tại thành phố Cần Thơ là loại hình sinh thái đặc trưng Nam Bộ, trong đó có nhiều đô thị loại “sinh thái văn hóa miệt vườn” là điển hình nhất.

Tại thành phố Hồ Chí Minh là loại hình sinh thái thành phố lớn nhất nước có hầu hết các chức năng của một thành phố lớn trên thế giới.

Tại thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu là loại hình sinh thái đặc trưng về nghỉ mát, du lịch, trong đó có “du lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng”, là điển hình nhất.

Tại thành phố Đà Lạt là loại hình sinh thái đặc trưng vùng núi, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mơ mộng trữ tình, nổi tiếng như thác French, thác Cam Ly, hồ Suối Vàng,...

Tại thành phố Nha Trang là loại hình sinh thái đặc trưng về biển, đảo và bãi tắm, cùng với nhiều hòn đảo, vịnh, công viên nước, có bảo tàng Chàm... và tượng nhà bác học thiên tài Y-ec-Sanh, một khu biệt thự điển hình với kiến trúc cổ điển Pháp mẫu mực.

Tại thành phố Đà Nẵng là loại hình sinh thái đặc trưng của “khúc ruột miền Trung”, có bảo tàng Chàm, có bán đảo Sơn Trà, có Bà Nà Hill, một khu nghỉ, vui chơi giải trí hiện đại vào bậc nhất nhì khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Tại thành phố Huế là loại hình sinh thái đặc trưng của miền Trung với dòng sông Hương thơ mộng, nhiều kiến trúc cung đình, nhiều lăng tẩm... và nhất là loại hình Văn hóa phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình” đã được UNESCO cấp bằng là di sản phi vật thể của nhân loại.

Tại thành phố Ninh Bình là loại hình sinh thái đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ, là một trong những nơi có vườn quốc gia lịch sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc.

Tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là nơi có Vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận và bầu chọn lần thứ hai là cảnh quan biển, đảo, hang động hùng vĩ, có niên đại lâu đời nhất thế giới năm 2010.

Tại thành phố Hà Nội, với tiềm năng của mình, đã có một nguồn tài nguyên sinh thái hết sức to lớn. Theo quy hoạch chung Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 đã, đang và sẽ có một tiềm năng sinh thái to lớn, với đầy đủ ý nghĩa như thế.

Theo Quy hoạch chung, Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có 5 đô thị vệ tinh: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai và Phú Xuyên và 3 đô thị sinh thái là thị trấn Phúc Thọ, thị trấn Quốc Oai và thị trấn Chúc Sơn.

Không gian các đô thị này chủ yếu bám theo các không gian truyền thống hiện có. Mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sẽ được cải tạo và xây dựng mới, sao cho vừa phù hợp với ý nghĩa sinh thái, vừa đáp ứng các yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và vui chơi giải trí cho cuộc sống đô thị của thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, điều quan trọng là, việc hình thành, quy hoạch, xây dựng và phát triển các đô thị này sao cho đúng với ý nghĩa đô thị sinh thái theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Đấy là việc khai thác các mô hình quy hoạch không gian xanh, mặt nước, cảnh quan tại các hành lang dọc các sông Đà, sông Tích, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Nhuệ và sông Đáy.

Ba đô thị sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn vừa mang tính sinh thái tự nhiên, vừa mang tính sinh thái xã hội, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững. Chúng cũng sẽ vừa tạo nên sự cân bằng tự nhiên trong các hệ sinh thái thành phố Hà Nội, vừa tạo nên những không gian đô thị vừa hiện đại nhưng vừa rất gần gũi và hài hòa với thiên nhiên. Đó là ý nghĩa khoa học quan trọng không những đối với khoa học tự nhiên mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với công cuộc quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị nói chung.

Tại khu vực ngoại thành, với 16 huyện, 3.766.700 người, chiếm 59,30% dân số Hà Nội. Theo dự kiến, đến năm 2020 sẽ giảm dần, còn khoảng trên 3.094.000 người, chiếm 41,30% vào năm 2020 và 3.081.000 người, chiếm 31,38% vào năm 2030. Như vậy, khu vực nông thôn Hà Nội mở rộng sẽ hình thành các hệ sinh thái như hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái các điểm dân cư nông thôn, nông lâm trường, hệ sinh thái các làng nghề truyền thống, rau xanh, cây cảnh; vừa mang tính sinh thái tự nhiên, lại vừa mang tính sinh thái nhân tạo. Sinh thái tự nhiên bao gồm các loại đối tượng như đồng ruộng, mặt nước, thảm thực vật nông nghiệp như lúa, ngô, khoai sắn... vừa mang tính sinh thái nhân tạo như những tác động của con người trên đồng ruộng, trong làng xóm, các mối quan hệ họ hàng, nghề nghiệp...

Không gian thành phố Hà Nội còn có các dãy núi, ngọn đồi, cánh rừng,... nằm trong số 70% diện tích nông nghiệp, với tư cách là hệ sinh thái tự nhiên. Những hệ sinh thái tự nhiên này không những tạo nên những cảnh quan thiên nhiên vừa đẹp, hấp dẫn, vừa cải thiện điều kiện vi khí hậu rất hiệu quả cho một thành phố có quy mô lớn mà còn góp phần làm sinh động gấp nhiều lần cho một thủ đô văn minh, hiện đại, môi trường bền vững, có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến.

Các không gian đặc thù này là những không gian mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố Hà Nội, như một ưu đãi đặc biệt, cần có sự bảo tồn và khai thác phục vụ con người một cách bài bản, hợp lý.

Thành phố Hà Nội, với chiều dày lịch sử “Ngàn năm văn hiến”, loại hình sinh thái phi vật thể khác như lịch sử hình thành, phong tục, tập quán, hội hè, đình đám, tâm linh... rất phong phú, đa dạng; rất cần được bảo tồn, khai thác và phát huy trong quá trình phát triển. Chính những yếu tố mang tính xã hội học rất cao này là linh hồn cho một dân tộc, một địa phương cần được nghiên cứu giữ gìn và phát huy trong suốt quá trình phát triển. Mặt khác, nó còn là cơ sở và sự minh chứng cho sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa địa phương này với địa phương khác... trong một tổng thể thống nhất, hài hòa.

Mô hình cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho các loại mô hình sinh thái nêu trên nhất thiết phải phù hợp và đảm bảo sự cân bằng cần thiết cho các loại hình sinh thái. Không thể đưa các thiết bị hiện đại chưa đựơc “sinh thái hoá” vào các đơn vị sinh thái nêu trên. Cần nghiên cứu và khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên hoang dã như nước suối, sông; không gian xanh thiên nhiên, năng lượng mặt trời, năng lượng gió theo hướng sinh thái. Trong việc tạo nên các không gian ở, làng xóm, không gian công cộng..., cần hạn chế việc khai thác địa hình, cảnh quan thiên nhiên, mặt mước, hành lang xanh...

5. Việt Nam làm gì để tăng trưởng xanh

Việt Nam đã có nhiều chương trình quốc gia và quốc tế về “Tăng trưởng xanh” như:

- Chiến lược quốc gia về phát triển công trình xanh đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 quốc gia, tại các vùng lãnh thổ và các loại hình đô thị.

- Lồng ghép có ý nghĩa và quy mô hơn trong các đồ án Quy hoạch Vùng, quy hoạch chung đô thị về không gian xanh, mặt nước với nhiều chức năng khác nhau trong đô thị các loại.

- Các giải pháp về công trình xanh: Tổ chức không gian xanh trong đô thị theo hướng “không gian xanh, mặt nước, cải thiện điều kiện vi khí hậu” lồng ghép trong các giải pháp về công viên, vườn hoa...

- Các giải pháp về tổ chức các hồ điều hòa, hồ cảnh quan, hồ vui chơi dạo mát... trong đô thị và vùng ngoại thành.

GS.TS.KTS Lê Hồng Kế

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và Quy hoạch phát triển bền vững

Tài liệu tham khảo

A. Tiếng Việt

1. Quy hoạch và phát triển đô thị xanh thông minh tại Việt Nam - Hội thảo Khoa học Quốc tế, Hà Nội, tháng 11/2013.

2. Hội thảo “Bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị Hồ Tây - Danh thắng Quốc gia” - Hà Nội, tháng 10/2014.

3. Thăng Long - Hà Nội, 1000 năm Đô thị hóa - GS.TS. Lê Hồng Kế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tháng 9/2010.

4. Các thành phố Eco2 - Các đô thị sinh thái kiêm kinh tế Hiroaki Suzuki, Arish Dartur, Sebastian Moffatt, Nanae Yabuki, Hinako Maruyama - Nhà xuất bản Ngân hàng Thế giới, Washington DC, 2009.

5. Định hướng phát triển bền vững đô thị Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, liên kết với Đà Nẵng - Hội An, Tạp chí  “Quy hoạch Đô Thị”, số 17 năm 2014, Hà Nội.

B. Tiếng Anh

6. Vietnam Urbanization Review - Technical Report, Wolrd bank.

7. Liveable Cities Ideas and Action - HealthBridge - WBB Trust, Dhaka - 1209, Bangladesk 2009.

8. Human Ecology - Capacity Building for Sustainable Development - UNESCO, Belgium University Brucssel.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản