Tin mới

Tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất

(Mặt trận) - Trong những năm qua, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Uỷ ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Hội thánh Tin lành Việt Nam và Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Tiền Giang thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” (Tam nông) đã xác định: “...Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;...”. Vấn đề về vốn đang là một đòi hỏi rất lớn và nếu không có vốn thì không thể thay đổi được cơ cấu kinh tế, không thể xây dựng được các cơ sở công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn và không thể hoàn thành được các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Thực trạng huy động vốn xây dựng nông thôn mới trong 5 năm qua

Theo thống kê, trong 3 năm gần đây (2013 - 2015) tổng vốn huy động xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất từ nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác, huy động đóng góp của cộng đồng dân cư các năm:

- Năm 2013 là: 101.193 triệu đồng;

- Năm 2014 là: 128.151 triệu đồng;

- Năm 2013 là: 121.864 triệu đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2010, đến đầu năm 2011 huyện Thạch Thất thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã (22/22 xã) và Ban Phát triển thôn để tổ chức triển khai Chương trình.

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Toàn huyện có 13/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch 2 xã so với thành phố giao), 9 xã đạt từ 14-18 tiêu chí. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên, hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng phát triển sản xuất được quan tâm đầu tư,  bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới khang trang hơn, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, đi lại, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, số vốn huy động cho Chương trình xây dựng nông thôn mới so với tổng nhu cầu còn quá khiêm tốn, mới chỉ đạt gần 7% so với tổng nhu cầu. Nguyên nhân những hạn chế là do chưa huy động hết sức mạnh của nhân dân tham gia vào quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Tốc độ bình quân chung về tỷ lệ huy động vốn qua 3 năm thì vốn huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư là có tốc độ huy động lớn nhất với 141,83%, tiếp đến là vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế với 112,5%, sau đó là vốn tín dụng với 107,36%  và vốn có tốc độ huy động chậm nhất là vốn ngân sách với 101,79%.

Nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện tại còn rất khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu, kinh phí đầu tư chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn hạn chế; công tác đấu giá đất đã có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao.

Một số giải pháp trong thời gian tới

Giải pháp chung: Ưu tiên triển khai công tác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn. Song song với đó cần huy động có hiệu quả nguồn lực từ nhân dân, ngân sách huyện, bố trí lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hướng dẫn khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã nông thôn mới. Sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện xây dựng nông thôn mới tại cơ sở.

Giải pháp cụ thể:

- Huy động vốn từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương: Để huy động vốn từ các nguồn ngân sách của Trung ương thì huyện cần phải lập các dự án chi tiết mang tính thuyết phục và tính khả thi cao, nêu lên được tầm quan trọng của dự án đó ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Như vậy mới có thể huy động vốn từ các nguồn này một cách nhanh nhất. Để đạt được điều đó, huyện Thạch Thất cần có những biện pháp cụ thể sau:

+ Thành lập các Ban Dự án chuyên nghiên cứu và xây dựng dự án khả thi, phù hợp với sự phát triển của cấp xã và lộ trình cấp vốn hợp lý. Yếu tố trung tâm ở đây là con người, nên trước hết các xã cần chú trọng đến công tác đào tạo để phát triển nhân lực có khả năng tiếp cận dự án bằng cách thường xuyên cử cán bộ đi tập huấn, đào tạo, hội thảo để lĩnh hội các kiến thức, trau dồi kỹ năng thiết lập các dự án. Có như vậy, khả năng xin cấp vốn từ cấp trên mới nhanh chóng và thuận lợi.

+ Quá trình xin vốn hỗ trợ từ cấp trên trong thực tế sẽ mất nhiều thời gian bởi vậy, cách quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Tránh tình trạng vốn chưa được cấp đã sử dụng hết, chi tiêu không hợp lý. Vì vậy, cần chú trọng và sát sao trong việc quản lý và định mức kinh tế - kỹ thuật. Để đảm bảo nguồn vốn ngân sách cấp trên cấp xuống luôn được sử dụng một cách có hiệu quả, huyện cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm. Huyện nên tập trung cho việc xây dựng mới và cải tạo hệ thống giao thông liên xã, liên thôn để đảm bảo cho lưu thông thuận lợi.

+ Ngoài ra, đối với việc thực hiện Chương trình nông thôn mới tại địa phương thì địa phương là nhân tố đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần phải có các giải pháp để bổ sung, tăng thêm nguồn ngân sách phục vụ cho đầu tư xây dựng nông thôn mới đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

-  Giải pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác: Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất, đặc biệt về những tiềm năng phát triển các khu công nghiệp để kêu gọi sự đầu tư. Nhưng trên thực tế xuất phát từ sự khó khăn, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, giao thông, thủ tục hành chính... dẫn đến thiếu vắng sự đầu tư của các doanh nghiệp đối với huyện. Để doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này, cần có nhiều cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ kèm theo như đất đai, nguồn lực, vốn đầu tư...

Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng, ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư vào xã, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và đời sống, chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi đó doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất có nhiều rủi ro thì cần tư vấn doanh nghiệp quan tâm đến bảo hiểm rủi ro.

 Huy động vốn từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện, các doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp không ở huyện nhưng có dự án tại đó bằng các chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp đó sẽ bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên có chia ra các lĩnh vực ngành nghề được đặc biệt khuyến khích đầu tư.

 Tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất cao để các doanh nghiệp, chủ dự án đã đang và sẽ đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tự nguyện hưởng ứng, hỗ trợ đầu tư trực tiếp vào các dự án, như: làm đường giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình văn hóa; đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đưa ra các lợi ích mà họ có thể đạt được trong tương lai nếu họ góp vốn đầu tư như nếu xây dựng đường xá sẽ thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, tiết kiệm chi phí, xây dựng các khu chợ làm tăng lượng hàng hóa bán ra ở một số ngành nghề, những công trình công cộng được phục vụ lợi ích của họ... Ngoài ra, địa phương cần tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên sâu để các chủ doanh nghiệp hiểu về nhiệm vụ chính trị, đóng góp xây dựng quê hương.

Vì vậy, Nhà nước phải đồng hành cùng nhà đầu tư, tham gia trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ kinh phí để xây dựng nông thôn mới, trở thành nền tảng phát triển nông nghiệp ổn định, vốn Nhà nước phải gắn với một số định chế tài chính, ví dụ như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngân hàng thương mại nhằm tạo ra mức độ năng động nhất định để tín dụng của các ngân hàng, trong đó có khối tư nhân, đổ vào nông nghiệp. Như vậy, Nhà nước đồng hành đầu tư cho doanh nghiệp chính là đầu tư cho dân.

Nguồn vốn huy động từ HTX, các loại hình kinh tế khác đóng góp hiện tại chưa cao, nhưng nếu có chính sách thích hợp, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế thì họ cũng sẵn sàng góp vốn để xây dựng nông thôn mới.

Quá trình xây dựng và thực hiện đề án, đầu tư vào các dự án công trình điện, vệ sinh môi trường, xây dựng chợ, dự án chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, tôn tạo các di tích, phát triển hàng hóa... Đưa ra những lợi ích mà họ nhận được khi đầu tư, góp vốn vào các công trình này. Vận động và khuyến khích HTX dịch vụ nông nghiệp ở xã đầu tư cho các công trình thủy lợi tại địa bàn, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất của HTX vừa góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Khuyến khích các chủ thầu xây dựng trên địa bàn, góp vốn bằng hình thức giảm giá thành xây dựng, nhận các lao động trong xã chưa có việc làm hoặc những người đang trong thời gian nghỉ nghĩa vụ, tạo công ăn việc làm tạo thu nhập cho nông dân, giúp xã hoàn thành nhanh, đúng tiến độ các công trình.

-  Giải pháp huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác: Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng vai trò quan trọng để việc xây dựng mô hình nông thôn mới đi đúng trọng tâm, trọng điểm, giải quyết tốt những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của họ. Nguồn vốn được huy động từ người dân cũng đóng góp một phần không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới tại xã. Vì thế, cần có giải pháp để huy động vốn từ cộng đồng, đó là:

+ Tuyên truyền cho nhân dân và cộng đồng tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, tham gia thực hiện chương trình nông thôn mới nói riêng thông qua các buổi họp của Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, các buổi họp của thôn xóm kết hợp với việc phát thanh trên loa đài hàng ngày. Ngoài công tác vận động quần chúng, các tổ chức và đoàn thể còn trực tiếp tham gia vào công tác quản lý Chương trình nông thôn mới, từ khâu xác định quy hoạch và kế hoạch, đề xuất các vấn đề và các hạng mục công trình cho đến quản lý giám sát thực hiện công trình. Những đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển do các tổ chức đoàn thể xã hội đề xuất thực chất là những ý kiến của những hội viên, người dân tham gia đoàn thể này; là một trong những kênh thông tin về vai trò tham gia của quần chúng vào công tác xây dựng nông thôn mới.

+ Việc huy động đóng góp của nhân dân địa phương phải kết hợp chặt chẽ giữa việc huy động bằng tiền với việc đóng góp ngày công lao động, trong đó việc đóng góp ngày công lao động là chính. Đồng thời, xây dựng cơ chế linh hoạt trong việc huy động vốn đóng góp của nhân dân theo phương thức: “Những hộ có điều kiện kinh tế được phép đóng góp 100% bằng tiền mặt thay cho việc đóng góp bằng công sức, đối với các hộ còn khó khăn về tiền mặt có thể huy động đóng góp thêm công sức và giảm một phần đóng góp bằng nguồn tiền. Các hộ nghèo được miễn phần đóng góp bằng tiền, chỉ đóng góp bằng công sức”. Trên cơ sở tuyên truyền, vận động để người dân hiểu biết và tự nguyện, có nhận thức đúng đắn về việc đóng góp xây dựng quê hương, tránh tình trạng áp đặt đối với người dân, giải quyết những khó khăn, bức xúc cho họ, tạo tinh thần thoải mái khi đóng góp vốn vào xây dựng nông thôn mới.

 + Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tài chính công khai, dân chủ, để người dân biết được nguồn vốn mà xã đang sử dụng có đúng, có hợp lý, từ đó họ có thể góp ý kiến, góp vốn vào đầu tư cho những công trình đang thực hiện vì họ nghĩ số tiền mà họ bỏ ra được đầu tư vào đúng chỗ và có thể đem lại lợi ích cho họ. Còn đối với hộ nghèo, gia đình chính sách được miễn đóng góp bằng tiền thì vận động họ đóng góp bằng ngày công, sức lao động, công cụ dụng cụ để tham gia vào các chương trình đang xây dựng ở xã; nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện xây nông thôn mới tại cơ sở.

+ Cần chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của, hiến vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất... để góp phần cùng với ngân sách nhà nước thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là phải tiếp tục tuyên truyền sâu, rộng mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới để người dân hiểu rõ, hiểu sâu hơn tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới , từ đó tích cực tham gia cùng nhà nước xây dựng nông thôn mới ở quê hương mình.

Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.

PGS.TS Trần Hữu Dào1 - Nguyễn Trung Kiên2

1. Đại học Lâm nghiệp

2. Thạch Thất, Hà Nội

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản