Tin mới

Tạo nguồn cán bộ - Điểm sáng trong chính sách đối với cán bộ xã của TP. Hà Nội

(Mặt trận) - Đội ngũ cán bộ xã có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở - là hình ảnh thu nhỏ của Đảng và chính quyền trong mắt nhân dân. Nhận thức rõ được vị trí và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ xã, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, trong đó có chính sách tạo nguồn cán bộ xã.

Hưng Yên chuẩn bị chu đáo cho Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 13 khóa XV

Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách tạo nguồn cán bộ xã. Ảnh Đình Sơn.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có tổng số 4.263 cán bộ xã, trong đó đảng viên là 4.176 (chiếm 97,96%); nữ là 741 (chiếm 17,38%); dân tộc thiểu số là 114 (chiếm 2,67%) (1). Cán bộ xã là người trực tiếp quản lý địa giới hành chính, dân cư và nhân khẩu, là người trực tiếp tuyên truyền, triển khai và tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân.

Với tầm quan trọng đó, thành phố đã có nhiều chính sách tạo nguồn cán bộ xã như: Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND, ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô; Quyết định số 91/2009/QĐ-UBND, ngày 27/7/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội; đặc biệt là Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 24/9/2013 về “Đào tạo cán bộ nguồn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020”. Đề án đề ra mục tiêu đào tạo 1.000 cán bộ nguồn. Đến nay, thành phố đã hoàn thành vượt chỉ tiêu, đào tạo được trên 1.200 người, trong đó, đã tuyển chọn 485 học viên để đào tạo lớp nguồn công chức các cơ quan Đảng; 669 học viên đào tạo lớp nguồn công chức xã, phường, đạt 97% mục tiêu đề ra.

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, hằng năm thành phố đầu tư khoảng 200 tỷ đồng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; mở khoảng 3.500 lớp. Từ năm 2009 đến nay, đã có 1.180 lượt cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo chủ trương, chính sách về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao...(2). Thành phố thường xuyên quan tâm, tập trung lãnh đạo, đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ xã, nguồn cán bộ, công chức; một số loại hình đào tạo mới được tổ chức, nhất là đào tạo cán bộ nguồn, công chức nguồn, chú trọng đến việc đào tạo cán bộ tại chỗ thông qua thực tiễn công tác, đào tạo kỹ năng.

Kết quả cụ thể tính đến 01/10/2017 đối với cán bộ, công chức xã: Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ là 94 người (chiếm 2,21%); Cử nhân là 2.635 người (chiếm 61,81); Cao đẳng là 309 người (chiếm 7,25); Trung cấp là 708 người (chiếm 16,61%); Sơ cấp là 228 người (chiếm 5,35%) và vẫn còn 213 cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (chiếm 5,00%). Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân chính trị là 8 người (chiếm 0,19%); Cao cấp lý luận chính trị là 169 người (chiếm 3,96%); Trung cấp lý luận chính trị là 3.347 người (chiếm 78,51 %); Sơ cấp lý luận chính trị là 399 người (chiếm 9,36%); chưa qua đào tạo, bồi dưỡng là 171 người (chiếm 4,01%).

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ xã và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ xã, cần thực hiện một số nội dung sau đây:

Một là, cần rà soát, tổng hợp số liệu về đội ngũ cán bộ xã trên địa bàn thành phố; những xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, cán bộ đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế, chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể.

Hai là, đề xuất cơ chế đãi ngộ, vận dụng hợp lý chính sách khuyến khích đối với cán bộ xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, cán bộ có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi.

Ba là, xây dựng quy chế và tăng cường công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức cấp huyện về làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ xã lên làm việc ở huyện; điều động, bổ nhiệm lãnh đạo phòng ban, công chức, chuyên viên cấp huyện có năng lực, phẩm chất tốt làm cán bộ lãnh đạo xã; điều động, bổ nhiệm cán bộ xã có năng lực, phẩm chất tốt làm việc ở các phòng ban chuyên môn cấp huyện; đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động, sắp xếp trong nội bộ xã, giữa xã này với xã khác, từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương, tạo động lực cho cán bộ xã tích cực làm việc, nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, vừa tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ ở các cấp.

Năm là, đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại cán bộ xã có sự tham gia nhận xét của các cơ quan, đơn vị cấp huyện đối với đánh giá cán bộ xã; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp huyện trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ cán bộ xã; kiên quyết xử lý đối với cán bộ xã trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ; kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới.

Sáu là, phối hợp thực hiện tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu hoặc phê chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 35/2012/NQ-QH13. Thực hiện tốt việc giao ban định kỳ (theo tháng hoặc quý) giữa cơ quan cấp huyện và cán bộ xã để nhận xét, đánh giá, hướng dẫn kịp thời công tác chuyên môn.

Bảy là, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tác phong và tư duy làm việc của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở; kiên quyết loại trừ tư tưởng cục bộ, không ủng hộ cái mới, chậm chuyển biến, đổi mới phong cách lãnh đạo và nề nếp làm việc trì trệ của đội ngũ cán bộ.

 

(1), (2), (3) Nguồn  Sở Nội vụ thành phố Hà Nội.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản