Tin mới

Thi lớp 10 căng thẳng hơn thi đại học

Thi vào lớp 10, một cuộc đua kinh hoàng, cả học sinh và phụ huynh lo lắng và khổ sở. Sự học ở nước ta có quá nhiều thứ như tự đày đoạ dân mình, thi vào lớp 10 mà được đánh giá là căng thẳng hơn cả thi đại học.

Ninh Bình: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà gia đình chính sách tại thị xã Nghi Sơn

Bắc Giang: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ cận nghèo ở huyện Tân Yên

 Thí sinh Hà Nội thảo luận về đề thi Ngữ văn vào lớp 10 ngày 7/6. Ảnh: Hải Nguyễn

Căng thẳng vì chỗ ngồi ở trường công quá ít so với số học sinh. Số thí sinh của Hà Nội khoảng 95.000 và gần 32.000 em bị loại. Những em trượt sẽ phải học dân lập hoặc chuyển sang học nghề, giáo dục thường xuyên.

TPHCM có hơn 100.000 học sinh thi vào lớp 10 công lập trong khi chỉ tiêu năm nay chỉ chiếm 74%, có nghĩa là hơn 20.000 học sinh sẽ rời khỏi trường công. Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM cam đoan học sinh “không phải lo thiếu chỗ học”, vì các trường ngoài công lập, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ tuyển gần 40.000 học sinh.

Ai chẳng biết có trường dân lập, trường nghề để vào học, nhưng vấn đề là chất lượng và khả năng tài chính của phụ huynh. Có nhiều trường dân lập rất tốt, nhưng học phí rất cao theo kiểu “tiền nào của nấy”, không phải gia đình nào cũng đủ sức cho con vào học. Học phí của trường dân lập cao gấp hai, ba lần so với trường công, người nghèo không thể theo kịp.

Còn trường nghề, đây là nơi mà phụ huynh ít tin tưởng nhất. Hệ thống trường nghề không thu hút được người học vì chất lượng đào tạo kém, nhiều người học trường nghề ra không có nghề gì nên hồn, đi làm chẳng ai nhận. Cũng có trường đào tạo tốt, nhưng không nhiều, cho nên trường nghề không là nơi hấp dẫn, chưa kể phụ huynh có tâm lý chung là học phổ thông rồi vào đại học. Tấm bằng đại học như giấy thông hành để đi vào đời hơn là cái bằng nghề.

Từ kỳ thi vào lớp 10 công lập năm nay, xã hội cần chuẩn bị tâm thế cho những cuộc thi trong tương lai, đó là làm quen dần với môi trường ngoài công lập, xã hội hoá giáo dục đi liền với phát triển tốt các trường dân lập và đó cũng là xu thế tất yếu.

Về phía quản lý, Nhà nước nên tạo điều kiện tối đa cho xã hội hoá giáo dục, bỏ đi các điều kiện kinh doanh trong giáo dục để nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Có nhiều trường dân lập mở trường thì cạnh tranh cao, giá thành hợp lý, người dân có nhiều sản phẩm để lựa chọn.

Đối với các trường nghề, không gì hơn là tính thực chất. Học sinh, phụ huynh chưa mặn mà với trường nghề đơn giản vì chất lượng đào tạo kém. Nếu như vào học trường nghề, học viên ra trường có nghề nghiệp vững vàng, dễ dàng xin được việc làm có thu nhập ổn định thì sẽ thu hút được “khách hàng”.

Xã hội hoá giáo dục hiệu quả là cách tháo gỡ áp lực của trường công.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản