Tin mới

Thi tuyển, tranh cử công khai là cách tốt nhất để tìm người tài

Để việc thi tuyển thực sự phát huy hiệu quả thì việc ban hành các quy định thống nhất về vấn đề này là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Có lẽ, chưa khi nào, việc “bổ nhiệm thần tốc”, “cả họ làm quan”, “nâng đỡ không trong sáng” lại rộ lên như thời gian qua, gây mất niềm tin trong nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến môi trường và chất lượng làm việc của các cơ quan, đoàn thể.

 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao các Quyết định bổ nhiệm cho 4 cán bộ trúng tuyển sau đợt thi tuyển chức danh quản lý cấp vụ và tương đương năm 2018 (Ảnh: xaydungdang.org.vn)

Ai cũng biết, nhiều người trong số đó là nhờ “nâng đỡ không trong sáng”, vượt qua các “quy trình” để trở thành cán bộ lãnh đạo quản lý; Ai cũng hiểu, phía sau không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ấy từ hậu duệ, quan hệ, tiền tệ mà ra. Những vụ “nâng đỡ không trong sáng” và nạn chạy chức chạy quyền đã khiến những người có năng lực, tâm huyết sinh ra chán nản, “an phận thủ thường” không muốn và không có cơ hội đóng góp cho sự nghiệp chung.

Từ yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển chung đang đòi hỏi tạo ra cơ hội bình đẳng trong bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm tìm kiếm người thực sự có tâm, có tầm, có tài ở các ngành, các cấp, các địa phương trong cả nước.

Thi tuyển, tranh cử công khai sẽ tạo điều kiện cho những cán bộ có năng lực, sức khỏe và tâm huyết được thể hiện mong muốn đóng góp của mình tương xứng với vị trí lãnh đạo, quản lý. Theo đó, họ sẽ phải qua một kỳ sát hạch khắt khe, phải chịu sự giám sát việc thực hiện lời hứa, kế hoạch hành động, đề án khả thi của mình khi trúng tuyển. Bù lại, người trúng tuyển sẽ không phải chịu sự chi phối của “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ” mà tập trung thời gian, công sức cống hiến một cách “danh chính ngôn thuận”. Thi tuyển còn là động lực phấn đấu của những người trẻ tuổi, có năng lực và tâm huyết với sự nghiệp chung.

 

Thi tuyển hoặc tranh cử là “tìm” cán bộ có tài, có đức một cách công khai. Ảnh: Minh họa

Thi tuyển, tranh cử công khai cũng sẽ hạn chế tình trạng “sống lâu lên lão làng”, “đó rách ngáng chỗ”; xóa bỏ tâm lý “xếp hàng” trong công tác cán bộ, từng bước hạn chế tình trạng “đi cửa sau”, thân hữu, cánh hẩu. Việc thi tuyển minh bạch còn giúp con em cán bộ lãnh đạo có cơ hội thể hiện mình ở những vị trí xứng đáng nếu họ có năng lực thật sự, mà không lo dị nghị là “hậu duệ” hay “có sự nâng đỡ” của cha chú, người nhà.

Cả thực tế và lý luận đều cho thấy, thi tuyển hoặc tranh cử là “tìm” cán bộ có tài, có đức một cách công khai, chứ không phải “chấm” cán bộ như lâu nay vẫn làm.

Việc “chấm” cán bộ ở hầu hết các nơi đều “đúng quy trình” nhưng đi vào cụ thể thì không ít trường hợp sai. Mặt khác “chấm” cán bộ sẽ không tìm được nhiều người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới và dám chấp nhận sự giám sát khắt khe của tập thể, của cộng đồng. Thực tế, không ít người được “chấm” làm cán bộ lãnh đạo, quản lý thường là người hiền lành, mẫn cán, ít va chạm, ít đổi mới, thậm chí thiếu chính kiến và không dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Dân gian vẫn gọi đùa đây là các "hoa hậu thân thiện", được lòng tất cả.

Nhiều người trong số những cán bộ lãnh đạo, quản lý được “chấm” bị nghi “chạy chức, chạy quyền” hoặc nằm trong thứ tự “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ”. Đó là chưa kể đến những trường hợp được “chấm” gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích chung.

Những năm gần đây một số bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý đến cấp Phó Giám đốc sở, Giám đốc sở, Vụ trưởng, Tổng cục trưởng. Tuy nhiên, việc thi tuyển vẫn đang trong quá trình thí điểm, mỗi nơi làm một khác. Thậm chí có nơi vẫn còn tâm lý e ngại thi tuyển là hình thức nên chỉ có một người nộp hồ sơ thi tuyển một vị trí lãnh đạo. Vì vậy, chủ trương thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cần được cụ thể hóa bằng quy định của pháp luật để việc áp dụng được thống nhất.

Xưa nay trong lịch sử, không ít triều đại đã trọng dụng người có đức, có tài thông qua kỳ thi tuyển để làm quan theo trình độ mỗi cấp. Ngày nay, việc thi tuyển hoặc tranh cử công khai, minh bạch là để “tìm” được những người xứng đáng, có khát vọng cống hiến vì lợi ích chung.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản