Tin mới

Tự nguyện về hưu sớm không đơn giản là chuyện tiền

Đà Nẵng có một số cán bộ, ông chức xin nghỉ hưu sớm, và những người này được hỗ trợ bằng tiền, số tiền tuỳ theo từng trường hợp, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng. Nguồn tiền này, Đà Nẵng trích từ ngân sách địa phương.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

 Ảnh minh họa (Ảnh; Infonet)

Về hưu sớm sẽ được nhận tiền hỗ trợ, đây là một cách để động viên cán bộ, công chức ra về, nhường chỗ lại cho lớp trẻ và tinh giản biên chế.

Nhưng với nhiều địa phương khác, còn xin Trung ương trợ giúp ngân sách hằng năm, thì lấy đâu ra nguồn để hỗ trợ cho người về hưu sớm như Đà Nẵng hay TPHCM, đó là câu hỏi được đặt ra.

Trung ương có nguồn để chi cho tất cả các địa phương, bộ, ngành để “động viên” cán bộ công chức về hưu sớm hay không và mức chi như thế nào? Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương được áp dụng từ năm ngân sách 2019, còn về mức chi, chi cho việc gì có lẽ cần cụ thể hoá, hay linh hoạt như Đà Nẵng và TPHCM đã làm.

Có điều, đối với các địa phương nghèo, thu nhập thấp, thì vài chục triệu hay vài trăm triệu là rất lớn, nhưng ở thành phố, đô thị thì chưa chắc đã là to, nên khó mời về hưu sớm.

Với cán bộ công chức không ở những vị trí béo bở, thì cầm 200 triệu hỗ trợ về hưu là rủng rỉnh, nhưng cán bộ ngồi ở những chiếc ghế có giá, thì chừng đó tiền chẳng đáng để họ đổi một ngày về hưu sớm.

Và người rất cần mời về hưu sớm là những người đang khai thác ghế để lấy lợi nhuận mà không cần lương thì không bao giờ họ tự nguyện về, cho nên cách dùng vài trăm triệu để thuyết phục là không tưởng. Cần có cách khác hiệu quả hơn và một số quy định mới của Nghị định 113 sẽ là cây gậy pháp lý hỗ trợ hiệu quả.

Một vấn đề cũng nhiều người quan tâm, đó là khi đưa ra chủ trương tự nguyện về hưu sớm, đôi khi người có năng lực thực sự lại có lòng tự trọng nên xin về, còn người năng lực kém lại cứ nghĩ mình giỏi ở lại.

Còn nữa, chủ trương động viên cán bộ hưu sớm để nhường chỗ cho lớp trẻ, điều này rất tốt, nhưng quan trọng là có thực sự tuyển người tài giỏi thay thế hay không, hay có ghế thừa ra để “bán”.

Mục đích của động viên cán bộ về hưu sớm là để sắp xếp, tinh gọn bộ máy, cho nên nếu người này về là có người khác năng lực không khá hơn vào thay, số lượng biên chế không thay đổi thì cũng chẳng ích gì, chỉ tốn kém tiền chi hỗ trợ mà thôi.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản