Tin mới

Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

(Mặt trận) -Ngày 28/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì Hội nghị.

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Uỷ ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Hội thánh Tin lành Việt Nam và Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Tiền Giang thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương mong muốn, với tinh thần dân chủ, công khai, phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống MTTQ Việt Nam Thành phố và toàn dân đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và và thi hành Luật Đất đai, đề nghị các đại biểu nghiên cứu, cho ý kiến đối với những nội dung của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

 Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị

Theo đó, tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý các nội dung trọng tâm về: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; hộ gia đình sử dụng đất…

Góp ý tại Hội nghị, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam nhận xét: Dự thảo Luật Đất đai gồm 16 chương, 236 điều đã được nghiên cứu nghiêm túc, công phu. Nội dung Luật đã cơ bản đề cập đồng bộ các yêu cầu từ định hướng quản lý, yêu cầu từ thực tiễn đã có những đổi mới mang tính đột phá.

Về nội dung Thu hồi, trưng dụng đất (Chương VI dự thảo), Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm cho rằng đây là vấn đề được người dân quan tâm và được trao đổi nhiều trong các hội nghị góp ý về Luật Đất đai. Dự thảo đã đề cập đến nhiều quy định cụ thể, song vẫn có nhiều góp ý khác nhau thậm chí trái chiều, vì khác nhau trong cách hiểu về thu hồi, trưng dụng. Dự thảo cần quy định rõ nội hàm của 2 thuật ngữ này.

Đánh giá Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, có nội dung khá toàn diện, bao quát, có nhiều điểm mới có tính chất đột phá, Tiến sĩ Lê Văn Hoạt - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã căn bản quán triệt và cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp và các định hướng chính sách lớn đã để ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Văn Hoạt cho rằng, cần rà soát kỹ hơn, cụ thể hơn, đảm bảo sự thống nhất hơn giữa các nội dung trong bản thân Luật này và các Luật khác có liên quan để đảm bảo tính khả thi của Luật. Đây là vấn đề rất rộng, rất phức tạp và rất quan trọng, có phạm vi và mức độ ảnh hưởng rất lớn nên cần được rà soát thật kỹ, xem xét một cách cẩn trọng.

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Bùi Thị An - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Kinh tế (Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội) cũng cho rắng, đây là một bộ luật khó, phức tạp, nhưng vô cùng quan trọng vì liên quan đến mọi người dân và cũng có đến 90% các bức xúc, khiếu kiện, tranh chấp của người dân trong thời gian qua có nguồn gốc từ đất đai. Do đó, muốn lấy được nhiều ý kiến người dân thì cần có phương pháp thu thập, lắng nghe ý kiến nhân dân, kể cả những người nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh để nắm bắt được các yêu cầu cụ thể.

Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương ghi nhận và đánh giá cao 20 ý kiến bằng văn bản gửi tới Hội nghị và 9 ý kiến phát biểu trực tiếp thể hiện sự tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học.

"Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố sẽ tiếp thu đầy đủ tất cả các ý kiến tại hội nghị, các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học gửi Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội bằng văn bản cùng với các ý kiến của nhân dân, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam các cấp sẽ được tổng hợp, chắt lọc khách quan gửi về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, để nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh Luật", bà Nguyễn Lan Hương khẳng định.

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, việc tổ chức hội nghị góp ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, các tổ chức thành viên các cấp tích cực triển khai một cách rộng rãi, thông qua nhiều hình thức như: Tại hội nghị Đại biểu nhân dân ở các thôn, tổ dân phố; tại các hội nghị góp ý do MTTQ Việt Nam cấp xã, cấp huyện và các tổ chức thành viên tổ chức; lấy ý kiến thông qua hệ thống trang Fanpage của MTTQ Việt Nam các cấp và qua tiếp nhận các văn bản góp ý...

Tính đến ngày 28/2, có 19 Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã tổ chức hội nghị với 175 ý kiến góp ý trực tiếp và 152 ý kiến góp ý bằng văn bản; 521 Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã tổ chức hội nghị với hơn 2.000 ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)./.

N.P

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản