Tin mới

Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(Mặt trận) -Vừa qua, tại huyện Thuận Thành, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) khu vực huyện Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài. Các đồng chí Nguyễn Đình Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh; Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì.

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Uỷ ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Hội thánh Tin lành Việt Nam và Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Tiền Giang thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh

 Đại biểu tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Đình Lợi khẳng định, sau 10 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đạt được những kết quả quan trọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác, sử dụng đất hợp lý. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành Luật đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như: Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững; việc tiếp cận đất đai của tổ chức, cá nhân thông qua giao đất, cho thuê đất còn bất cập; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nơi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân; cải cách hành chính trong quản lý đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; tài chính đất đai và giá đất chưa phản ánh đúng thực tế thị trường... Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu phải xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Thị Vân thông báo khái quát những nội dung chính của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo Luật gồm 16 chương, 236 điều; trong đó, giữ nguyên 28 điều, sửa đổi, bổ sung 184 điều, bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều so với Luật Đất đai năm 2013.

Các đại biểu góp ý kiến về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai... Đồng thời, kiến nghị với các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quan tâm đến chế độ chính sách đối với hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi; giá đền bù khi thu hồi đất phải hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích người có đất thu hồi; tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể về trường hợp giao đất, cho thuê đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đai để tránh trường hợp phát sinh phức tạp ở cơ sở; việc tái định cư bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; bổ sung hoàn thiện các quy định quản lý sử dụng đất quốc phòng - an ninh kết hợp với đất sản xuất và xây dựng kinh tế; cần phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ và nhân dân, đảm bảo minh bạch, công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Những ý kiến đóng góp của các đại biểu được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh tiếp thu, tổng hợp đầy đủ gửi tới các cơ quan chức năng để góp phần vào quá trình hoàn thiện Dự thảo Luật, để Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi ban hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi.

M.Phương

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản