Tin mới

Yên Bái: Đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

(Mặt trận) - Xác định rõ tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trong hệ thống MTTQ các cấp và tổ chức cho 100% cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong cơ quan học tập và cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết vào Chương trình phối hợp thống nhất hành động hằng năm...

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Uỷ ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Hội thánh Tin lành Việt Nam và Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Tiền Giang thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh


Chiến lược bảo vệ Tổ quốc là chiến lược quốc gia bao trùm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; cơ sở quan trọng để xây dựng các chiến lược quốc gia chuyên ngành: chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại,… các chiến lược chuyên ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) và sau này là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã đánh giá một cách đúng đắn, khách quan tình hình thế giới, khu vực, đất nước; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, trong đó nêu rõ quan điểm nhất quán, khoa học về xác định đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam.

Xác định rõ tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 8, Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết trong hệ thống MTTQ các cấp và tổ chức cho 100% cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong cơ quan học tập và cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết vào Chương trình phối hợp thống nhất hành động hằng năm.

Trong 10 năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh thường xuyên đổi mới phương thức tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng, thông qua các hội nghị tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, họp thôn, tổ dân phố.v.v... MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức gần 400 buổi triển khai học tập Nghị quyết lồng gắn với triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động tiêu biểu là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’;  “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”;”Dân vận khéo”; “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương xây dựng gần 200 tin, bài, phóng sự, đăng tải trên trang Thông tin, fanpage của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên trên 1000 tin, bài tuyên truyền liên quan đến công tác bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Qua tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và tầng lớp Nhân dân, tạo ra động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Kết quả, 100% cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động trong hệ thống MTTQ các cấp, trên 90% Nhân dân được phổ biến, tuyên truyền học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hằng năm tổ chức kiểm điểm, đánh giá và bổ sung, sửa đổi bản cam kết tu dưỡng của từng cá nhân. Qua triển khai, thực hiện nhận thức của cán bộ, đảng viên trong hệ thống được nâng lên, nhận diện sâu sắc hơn về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đến nay, chưa có cán bộ, đảng viên nào có những biểu hiện suy thoải về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật đảng, bí mật Nhà nước được đảm bảo.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết các vấn đề xã hội được quan tâm. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chương trình hành động hằng năm của Tỉnh ủy về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, đối ngoại, về đại đoàn kết toàn dân tộc; chương trình phối hợp thống nhất hành động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đến 100% cán bộ Mặt trận và 90% hộ gia đình...

Thông qua công tác tuyên truyền vận động đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tăng cường gắn bó, đoàn kết giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc với Nhân dân, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở thôn, tổ dân phố luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền; hằng năm có trên 99% thôn, tổ dân phố tổ chức ngày hội. Nội dung tổ chức ngày hội phong phú, thiết thực, thu hút trên 90% số hộ gia đình, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham dự, đã tạo sự đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền, MTTQ với Nhân dân và thực sự là ngày hội lớn của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

MTTQ các cấp trong tỉnh tập trung tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, phối hợp tạo điều kiện, động viên đồng bào các dân tộc, tôn giáo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định của pháp luật. Chủ động đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chăm lo và xem xét giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số, tín đồ các tôn giáo; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước. Tổ chức trên 60 cuộc tiếp xúc, thăm hỏi, tặng gần 2000 suất quà động viên, chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân các dịp lễ trọng. Phối hợp với Ban trị sự Phật giáo các cấp tiếp tục triển khai phong trào “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến - chùa cảnh văn hóa giai đoạn 2017-2022”. Vận động tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, sống tốt đời đẹp đạo”.

Công tác dân tộc được chú trọng, MTTQ các cấp đã tham mưu cho cấp ủy ban hành các văn bản, kế hoạch, tổ chức trên 74 cuộc tiếp xúc, thăm hỏi, tặng gần 2.000 suất quà cho người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy vai trò của người có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất, nhập cảnh trái phép. Kết quả, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất, nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt (giai đoạn 2016- 2019, toàn tỉnh có 2.157 trường hợp tảo hôn, 16 cặp hôn nhân cận huyết thống, 1.145 người xuất, nhập cảnh trái phép; giai đoạn 2020 đến hết tháng 6/2022, có 1.043 trường hợp tảo hôn (giảm 1.114 trường hợp, bằng 52%), có 4 cặp hôn nhân cận huyết thống (giảm 12 cặp, bằng 75%), có 415  người xuất, nhập cảnh trái phép (giảm 730 người, bằng 63,76%).

Trong 10 năm qua, công tác đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tình hình trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh luôn được MTTQ từ tỉnh tới cơ sở quan tâm, chú trọng. tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh“ và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”, vận động nhân dân tự nguyện hiến trên 220 ha đất, hàng chục nghìn các loại cây cối, hoa màu, trên 1,2 triệu ngày công lao động, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi.v.v... Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, các lễ hội mang màu sắc hình thức, mê tín có chiều hướng giảm dần, môi trường văn hóa ở cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nền nếp, lành mạnh hơn. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc có chuyển biến tích cực, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp huy động nhiều nguồn lực giữ gìn di sản văn hóa truyền thống, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số được quan tâm, giữ gìn và phát huy. Kết quả hằng năm số hộ gia đình được công nhận GĐVH đạt trên 80%, làng, bản, tổ dân phố đạt văn hóa trên 66% và trên 86% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

MTTQ các cấp thành lập và duy trì trên 3.147 Tổ tự quản/1.356 thôn, tổ dân phố. Năm 2021, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tự quản, xây dựng 1.456/2.696 tổ tự quản tiêu biểu. Năm 2022, phấn đấu có 708/1.415 (50%) tổ đăng ký đạt tổ tự quản tiêu biểu xuất sắc. Hoạt động của tổ tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tự quản của nhân dân về an ninh, trật tự, tự quản về vệ sinh môi trường , về xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa… tạo cơ sở pháp lý thuận lợi phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội của các cấp huy động các nguồn lực được trên 700 tỷ đồng (bao gồm vận động ủng hộ tiền và ngày công, vật liệu quy tiền), chi hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 10 nghìn ngôi nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ nhiều mô hình phát triển kinh tế giúp nhau thoát nghèo; hỗ trợ con em vượt khó vươn lên trong học tập, thăm tặng quà Tết cho người nghèo…, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, có thêm động lực và điều kiện vươn lên thoát nghèo. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2013-2015 là 9,36%, bình quân mỗi năm giảm 4,78%. Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 4,76% năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020).

Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được triển khai đồng bộ. Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình giám sát và phản biện xã hội, phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện. 10 qua Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức 4.625 đoàn giám sát (trong đó, cấp tỉnh: 55 cuộc; cấp huyện 827 cuộc, cấp xã 3.743 cuộc). Thông qua giám sát MTTQ tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; nắm bắt tâm tư¬, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tập hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của nhân dân  phản ánh với Đảng, chính quyền xem xét, giải quyết.

Công tác phản biện xã hội được quan tâm: Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tham gia phản biện, góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương...; tổ chức tham gia đóng góp ý kiến bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến tham gia đối với 145 dự thảo (trong đó, trực tiếp phản biện đối với 13 dự thảo). Đã có 8.851 ý kiến phản ánh, nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:  MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia ý kiến vào các dự thảo, dự án Luật; tham gia sửa đổi Hiến pháp và các dự thảo Luật liên quan trực tiếp đến đời sống, kinh tế xã hội của nhân dân. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng đi sâu vào từng lĩnh vực, từng chuyên đề cụ thể từ đó kịp thời nhận định, đánh giá đúng tình hình thực hiện chủ trương đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Qua đó kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, đề xuất định hướng chỉ đạo, khắc phục những hạn chế, lệch lạc trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Có thể khẳng định rằng, công tác quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới MTTQ các cấp trong tỉnh thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng công tác bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản