Tin mới

Yên Bái: Hiệu quả từ những mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn

(Mặt trận) - Việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn là điều kiện quan trọng trong việc đảm bảo môi trường trong lành là trách nhiệm của toàn dân, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quan tâm đặc biệt. Trong thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã xây dựng các văn bản, hướng dẫn MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng, nhân rộng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

 

Trên cơ sở Chương trình phối hợp số 11/CTrPH-MTTQ-STNMT, ngày 14/5/2021 giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021-2025; Hằng năm Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ban hành kế hoạch phối hợp giữa Ủy ban MTTQ tỉnh với các tổ chức thành viên trong tổ chức các nhiệm vụ bảo vệ môi trường triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh: triển khai Hướng dẫn số 167 /HD-MTTQ-BTT, ngày 27 tháng 5 năm 2021 về phối hợp tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường năm 2021; Kế hoạch số 124 /KH-MTTQ-BTT, ngày 18/1/2020 về Phát động phong trào "Chống rác thải nhựa" của Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái; Văn bản về tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường hằng năm.

Căn cứ vào chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của tỉnh, MTTQ và các tổ chức thành viên ký kế hoạch phối hợp triển khai trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới về môi trường (tiêu chí 17) nhằm cùng các cấp, các ngành hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo phân công của tỉnh.

Song song với đó, MTTQ các cấp thực hiện Hướng dẫn số 346/HD-MTTQ, ngày 29/3/2019 hướng dẫn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về triển khai xây dựng mô hình tự quản ở thôn (bản) với 7 nội dung, theo đó xây dựng mô hình tổ tự quản về vệ sinh môi trường ở thôn (bản) với các nội dung như: Đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; không thả rông gia súc, gia cầm, không để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế nơi công cộng; không làm chuồng, nhốt gia súc, gia cầm gần nhà, giữ vệ sinh khu vực nhà ở; không vứt rác, xác động vật, đổ nước, đổ rác thải ra các dòng chảy, vỉa hè, lòng đường và những nơi công cộng làm mất vệ sinh ô nhiễm môi trường.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường cho 380 đại biểu gồm (đại biểu các tổ chức thành viên, cán bộ chủ chốt làm công tác Mặt trận các cấp); năm 2021 toàn tỉnh có 162/173 xã, phường, thị trấn tổ chức ra quân hưởng ứng ngày môi trường thế giới; với trên 45.000 người tham gia thu gom và xử lý trên 3.500 m3 rác thải; phát quang bụi rậm 100 km đường giao thông; tuyên truyền vận động nhân dân đào hố xử lý, phân loại rác thải tại gia đình được trên 90.000 hố rác, chăm sóc trên 100 ha cây xanh; khơi thông trên 12.000m cống rãnh.

Vận động nhân dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn, "Chống rác thải nhựa", tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức Mít tinh; tập huấn; treo pa nô, áp phích, băng rôn... kết quả đạt được như sau: Tổ chức mít tinh 3 cấp hưởng ứng ngày môi trường 5/6, ngày trái đất, giờ trái đất 78 buổi với 14.700 người tham dự; Tuyên truyền trên sóng phát thanh các cấp được 935 tin, bài; Số buổi nói truyện chuyên đề 278 buổi với trên 40.000 người tham dự; Pa nô, áp phích, khẩu hiệu 448 chiếc; Số tờ rơi được phát 92.900 tờ.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng chỉ đạo MTTQ các cấp xây dựng và tiếp tục duy trì 676 tổ tự quản về bảo vệ môi trường với 19.604 thành viên tham. 100% các gia đình thành viên trong tổ tự quản thực hiện tốt việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế việc đổ nước, chất thải ra vỉa hè, lòng đường và những nơi công cộng làm mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường tại các thôn, bản, tổ dân phố. Các hộ đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị. Qua đó ý thức của từng hộ gia đình đã được nâng lên đường ngõ trong thôn, bản, tổ dân phố luôn giữ được vệ sinh, sạch đẹp.

Năm 2021 Ủy ban MTTQ các cấp đã đánh giá, xếp loại 321/676 đạt tổ tự quản tiêu biểu với 9.051 thành viên (trong đó đạt đủ các tiêu chí: Các hộ gia đình trong tổ tự quản tiêu biểu đều có đủ 03 công trình hợp vệ sinh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên sạch đẹp; phân loại rác thải tại nguồn; vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tuyến phố văn minh, tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp; 100% số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, không thả rông, có chuồng trại chăn nuôi, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý tốt phân nước thải, không để ô nhiễm môi trường; nước và rác thải được thu gom, xử lý đúng quy định; không có điểm nóng về rác thải (100% các thành viên tổ tự quản tổ chức vệ sinh chung vào ngày cuối tuần). Tiêu biểu Mô hình “Tổ tự quản bảo vệ Môi trường” xã Thanh Lương, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình "Tổ tự quản bảo vệ môi trường" thôn Tân Thành, xã Đại Phác, huyện Văn Yên; Mô hình "Tổ tự quản bảo vệ môi trường" thôn 17, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên; Mô hình " Tổ tự quản bảo vệ môi trường" thôn Bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn…..Việc bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn được lồng ghép vào đánh giá tiêu chí thi đua của các gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố hàng năm.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ động gắn nội dung với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Trong quá trình thực hiện đã nâng cao được vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị cũng như người đứng đầu các cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống của người dân, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

Tuy nhiên, tại một số địa phương công tác phối hợp giữa MTTQ Việt Nam các cấp với tổ chức thành viên các Ban, Ngành có lúc, có nơi đôi lúc chưa thực sự chặt chẽ, việc xử lý những tồn tại và phát sinh ô nhiễm môi trường ở một số nơi chưa dứt điểm; công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm chưa được thường xuyên, nhất là cấp huyện và cơ sở;  Đối với vùng sâu, vùng cao do thói quen, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu ở một số thôn, bản, khu dân cư nên ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân và tổ chức, doanh nghiệp, chưa thực sự chuyển biến, gây khó khăn cho việc tuyên truyền vận động nhất là tình trạng xả rác thải, xác gia xúc, gia cầm, nước thải độc hại bừa bãi, sử dụng tùy tiện thuốc bảo vệ thực vật trong khi đó hoạt động tự quản chủ yếu là đôn đốc nhắc nhở, chưa có hình thức, xử lý cụ thể theo từng đối tượng để răn đe; Đối với MTTQ các cấp, có lúc, có nơi chưa thu thập kịp thời, đầy đủ ý kiến phản ánh của nhân dân về việc phát hiện, kiến nghị, xử lý những tồn tại và phát sinh ô nhiễm môi trường; công tác kiểm tra, giám sát của MTTQ Việt Nam các cấp về môi trường đôi khi chưa thường xuyên liên tục, có nơi còn hình thức; chưa có ý thức cao trong việc phân loại rác thải, vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ môi trường và nhân rộng mô hình thu gom, xử lý rác thải tại nguồn thời gian tới Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng, nhân rộng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn đạt hiệu quả cao các cấp ủy đảng, chính quyền cần xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, là nhiệm vụ chung của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Vì thế các cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện để tuyên truyền cho nhân dân làm theo... Tuyên truyền về thay đổi thói quen dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm rễ phân hủy, thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn là trách nhiệm của toàn dân.

Cùng với đó có Kế hoạch xây dựng, phân loại và xử lý rác thải đồng bộ hơn vì hiện nay việc phân loại và xử lý rác thải còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự quản lý và kiểm soát đồng bộ của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, máy móc thiết bị cũ, vẫn gây ô nhiễm môi trường; Phương thức xử lý rác thải chủ yếu vẫn là đào hố chôn lấp, các bãi chôn lấp chủ yếu tồn tại từ lâu, tiêu tốn quỹ đất; tỷ lệ chất thải được xử lý kết hợp tái chế còn thấp. Nhiều cơ sở xử lý rác thải đã được xây dựng và vận hành nhưng chưa đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đồng thời tiếp tục nhân rộng các mô hình tự quản bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn, tổ nhằm phát huy tính tự quản của nhân dân trong tuyên truyền và trực hiện để mô hình đảm bảo hoạt động thường xuyên liên tục và chưa rộng khắp; MTTQ các cấp quan tâm phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh mới đủ sức răn đe, ngăn chặn được tình trạng vi phạm môi trường sống./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản