Tin mới

Bàn giải pháp phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

(Mặt trận) - Tiếp tục chương trình làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029, chiều 17/10, tại Trung tâm Thảo luận số 1, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà, các đại biểu đã tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm vào các nội dung của Đại hội.

Vinh danh 90 tác phẩm đoạt giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024

Danh sách 90 tác phẩm đoạt Giải Báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024

Thông tin báo chí: Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024

 Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại buổi thảo luận. Ảnh: Tiến Đạt.

Tham dự tại Trung tâm Thảo luận số 1 có ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Đề dẫn nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị, các đại biểu tập trung góp ý kiến vào các nội dung gồm: Tiêu đề của báo cáo, phương châm của Đại hội; Đánh giá, bổ sung tình hình khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Phân tích, đánh giá để bổ sung, nhấn mạnh hơn những kết quả đạt được của công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ 2024 - 2029; Những thách thức và vấn đề đặt ra đối với việc tập hợp, phát huy truyền thống, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới.

Đối với phương hướng, mục tiêu, 10 chỉ tiêu và 6 Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam của nhiệm kỳ tới, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị các đại biểu thảo luận sâu hơn về nội dung Chương trình 4 “Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc”; Đề xuất những nội dung nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ tới; Kiến nghị những nội dung nhằm phát huy truyền thống, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội, UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu.

Nêu ý kiến tại buổi thảo luận, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội, UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, nhiệm kỳ 2024 - 2029 là nhiệm kỳ nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, Mặt trận không chỉ thực hiện tốt 5 Chương trình hành động mà đặc biệt là cả các nhiệm vụ phát sinh, chưa từng có tiền lệ.

Theo ông Nguyễn Túc, Dự thảo Báo cáo chính trị cần nhấn mạnh kết quả của việc kêu gọi, ủng hộ phòng chống đại dịch Covid-19 và Đề án xây dựng nhà Đại đoàn kết ở tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đặc biệt nhấn mạnh hơn nữa vai trò của nhân dân nhất là địa bàn dưới khu dân cư. Dự thảo Báo cáo chính trị cũng cần nêu được hạn chế trong việc nắm bắt tình hình một số lúc một số việc chưa kịp thời (như vụ việc Formosa...); đồng thời phải quán triệt bài học lấy dân làm gốc trong công tác Mặt trận.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu. 

Đề xuất giải pháp phát huy trí tuệ của người Việt Nam trong và ngoài nước, góp phần xây dựng đất nước phát triển hùng cường, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong nhiệm kỳ tới, làm thế nào để Đại hội phát huy được trí tuệ của toàn dân tộc để đóng góp cho Đảng, xây dựng đường lối để Đại hội Đảng sắp tới thực sự là kim chỉ nam để chấn hưng đất nước. Hiện nay, bối cảnh thế giới thay đổi rất nhiều, đặc biệt là tác động lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Dự thảo Báo cáo chính trị phải đánh giá được những cơ hội của đất nước trong bối cảnh hiện nay.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, về quan điểm xây dựng đất nước, nhìn rộng ra kinh nghiệm từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... đều phát triển từ khoa học công nghệ. Chỉ công nghệ cao mới tạo ra giá trị cao, có tính chất tác động toàn cầu. Làm sao để đưa công nghệ cao trở thành đòn bẩy, quan điểm chỉ đạo của Đảng để đất nước phát triển đi lên. Để làm được điều đó cần huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó phát huy thế mạnh của Mặt trận, tập hợp được đội ngũ kiều bào. Đồng thời phải thay đổi chương trình giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực của thanh niên Việt Nam.

"MTTQ Việt Nam phải là một trong những kênh thu hút nhân tài để thực hiện sứ mệnh đó, phải tập hợp được "nguyên khí của quốc gia" trong Mặt trận; cần đẩy mạnh tư vấn với Đảng, Nhà nước, phản biện, góp ý xây dựng chính sách để thực hiện được mục tiêu đó; đẩy mạnh các phong trào, khuyến khích người dân, đặc biệt là người trẻ tích cực học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ", GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đề xuất.

Ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam phát biểu. 

Góp ý vào Chương trình 6 "Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung phương thức hoạt động; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp", ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam kiến nghị, nội dung của Chương trình cần nhấn mạnh vai trò và nâng cao năng lực cho của đội ngũ cán bộ Mặt trận cấp cơ sở để thích ứng với yêu cầu thời kỳ mới. Bởi đây là đội ngũ cán bộ gần dân nhất, lắng nghe dân và truyền tải đến với Đảng, Nhà nước.

Nhắc tới nội dung trong bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029: "khi dân cần Mặt trận có, khi dân khó Mặt trận sẵn sàng tham gia", ông Huân cho rằng, nếu không dựa vào đội ngũ cán bộ Mặt trận ở cơ sở, thì khi khó, sự tham gia của Mặt trận sẽ không kịp thời. Thêm vào đó, thông qua cán bộ Mặt trận ở cơ sở cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu được thế nào là "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", từ đó quy tụ được sự quyết tâm của toàn dân, sẵn sàng tham gia hưởng ứng, góp phần vào thành công trong thực hiện chủ trương của Đảng.

 Bà Phạm Thị Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai phát biểu.

Bà Phạm Thị Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai đề xuất, trong nhiệm kỳ tới, MTTQ Việt Nam cần đề xuất vói Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu, bổ sung kinh phí cho Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên để thực hiện các Chương trình hành động trong nhiệm kỳ tới, tháo gỡ khó khăn trong việc duy trì kinh phí của các cuộc vận động, như ở Gia Lai là Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững".

Ghi nhận những ý kiến tâm huyết tại buổi thảo luận, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định Đoàn Chủ tịch Đại hội sẽ tiếp nhận và nghiêm túc tiếp thu tối đa các ý kiến để tổng hợp, báo cáo Đại hội và hoàn thiện các văn bản. Đối với những vấn đề góp ý vào Văn kiện, Đoàn Chủ tịch Đại hội sẽ nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện các văn bản. Đối với những nội dung kiến nghị, đề xuất của đại biểu đối với Đảng, Nhà nước, MTTQ Viêt Nam, Đoàn Chủ tịch Đại hội sẽ tổng hợp và có văn bản kiến nghị đối với các cơ quan liên quan.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản