Tin mới

Bầu cử Quốc hội &HĐND: Người ứng cử đều có quyền lợi như nhau

(Mặt trận) - Là một trong những yếu tố thể hiện sự đảm bảo dân chủ trong hoạt động bầu cử, tự ứng cử đại biểu Quốc hội còn cho thấy các quyền hiến định được thực thi trên thực tế ở Việt Nam. Để trở thành đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trước hết mỗi ứng cử viên, trong đó có người tự ứng cử, phải tôn trọng các tiêu chuẩn được quy định trong các văn bản pháp luật, đồng thời phải thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức để xứng đáng đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri cả nước. 

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTW MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị Hướng dẫn Quy trình giới thiệu người của các cơ quan Trung ương ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV 

Liên quan đến việc tự ứng cử, giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV và công tác giám sát của Mặt trận để đảm bảo tiêu chuẩn của các đại biểu, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Trưởng ban Chỉ đạo công tác bầu cử UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Vẫn “rộng cửa” cho người tự ứng cử 

PV: Thưa ông, kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, tại một số tỉnh, thành phố đã dự kiến số lượng cụ thể những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Xin ông cho biết, quy trình dành cho những người tự ứng cử?

PCT-TTK Hầu A Lềnh: Đối với việc tự ứng cử ĐBQH đã có các quy định của UBTV Quốc hội. Trong Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng đã nêu rất rõ là tất cả mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền ứng cử.

Như vậy, các đại biểu tự ứng cử, gửi đơn và hồ sơ đến Ủy ban bầu cử cấp tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên. Người tự ứng cử nộp 2 bộ hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên. Sau khi nhận và xem xét hồ sơ nếu thấy hợp lệ thì Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ ứng cử của người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thanh phố để đưa vào danh sách hiệp thương.

Đối với cán bộ, công nhân viên chức tự ứng cử trong bộ máy Nhà nước thì theo quy định phải được cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận đồng ý thì cá nhân mới tiếp tục nộp hồ sơ. Còn cá nhân tự ứng cử sẽ căn cứ theo các quy định pháp luật, hướng dẫn về bầu cử để làm đơn gửi đến Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố liên quan.

Vậy, việc thẩm định hồ sơ đối với người tự ứng cử được thực hiện ra sao, thưa ông?

- Việc thẩm định hồ sơ đối với người tự ứng cử được thực hiện đồng thời với những người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH. Quy trình thẩm định về tiêu chuẩn, lý lịch hiện nay, những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu có, những ý kiến phản ánh của nhân dân, những vấn đề cần phải làm rõ, xác minh... tất cả đều như nhau.

So với khóa trước thì lần này những người tự ứng cử được tạo điều kiện thuận lợi hơn không, thưa ông?

- Tất cả các khóa bầu cử ĐBQH và đại biểuHĐND các cấp từ trước đến nay không có cản trở vì ứng cử là quyền của công dân bởi cùng chung thủ tục hồ sơ, quy trình và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đứng ra để tạo điều kiện cho người ứng cử được tham gia. Như vậy có thể thấy là quyền tự ứng cử không bị hạn chế, người ứng cử đều có quyền lợi như nhau.

Nhưng với cơ cấu như hiện nay thì tỷ lệ dành cho người tự ứng cử có nhiều không, thưa ông?

- Trong Nghị quyết 1185 của UBTVQH dự kiến tỷ lệ người ngoài đảng ứng cử ĐBQH là từ 5 đến 10%. Bên cạnh đó có các cơ cấu kết hợp khác như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức...

Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu. Nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu.

Hiện nay, sau hiệp thương lần thứ nhất cũng chưa đạt được con số 10% mà mới được hơn 7%. Nhưng đây mới là điều chỉnh lần một, còn sau Hội nghị hiệp thương lần hai có thể bổ sung điều chỉnh thêm nữa nhưng tỷ lệ phấn đấu là từ 5 đến 10 %. Như vậy, vẫn “rộng cửa” để cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội

Theo báo cáo kết quả hiệp thương lần thứ nhất của UBTƯ MTTQ Việt Nam có 5 tỉnh thành dự kiến có đại biểu tự ứng cử. Vậy số lượng đại biểu tự ứng cử đến hiện tại là bao nhiêu thưa ông?

- Hiện nay đang là bước giới thiệu của của các cơ quan đơn vị. Tương tự vậy những người tự ứng cử mới dự kiến làm hồ sơ. Đối với 5 tỉnh, thành dự kiến có người tự ứng cử là ở những địa phương đó đã có người đến xin hồ sơ để làm thủ tục. Khi người tự ứng cử nộp hồ sơ thì mới biết chính xác số người tự ứng cử ĐBQH là bao nhiêu.

Tập trung giam sát các vấn đề liên quan đến người ứng cử ĐBQH

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTW MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh trả lời báo chí 

Thực tế ở Quốc hội khóa trước có một số trường hợp đại biểu vi phạm về quốc tịch thì lần này Mặt trận sẽ tham gia giám sát vấn đề này như nào, thưa ông?

- Theo kế hoạch, Mặt trận sẽ tổ chức giám sát và thành lập các đoàn giám sát gồm có Đoàn giám sát do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và Đoàn giám sát riêng của UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Bắt đầu từ 5/3, chúng tôi sẽ tiến hành giám sát đợt 1. Có rất nhiều nội dung giám sát, trong đó có giám sát về tiêu chuẩn của các đại biểu được giới thiệu gồm cả hồ sơ của người ứng cử ĐBQH và vấn đề quốc tịch.

Trong các đợt giám sát, tất cả các vấn đề liên quan đến người ứng cử ĐBQH đều được lưu ý, nhưng vấn đề quốc tịch sẽ được rút kinh nghiệm rất sâu sắc.

Bởi vì những gì vướng mắc ở Quốc hội khóa trước thì phải lưu ý trong khóa này. Trong thông tri hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát của UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng đã rất rõ các nội dung của từng đợt giám sát là cần phải tập trung giám sát trọng tâm trọng điểm vào một số vấn đề.

Ông đánh giá thế nào về việc nhiều địa phương có kiến nghị là phải giảm số đại biểu Trung ương gửi về địa phương? Có phải là các đại biểu đó hoạt động không thực chất với tình hình của địa phương không mà họ không mong muốn đón nhận?

- Tôi cho rằng đây là ý kiến của địa phương mong muốn là đại biểu ở địa phương tăng lên thôi, chứ không phải vì hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả. Đấy là kiến nghị thôi. Người ta mong muốn thôi chứ không phải là do bất cập, thì điều đó hoàn toàn bình thường.

Đối với việc phân bổ đại biểu từ Trung ương về địa phương, một số ý kiến tâm tư là họ sẽ thiệt thòi vì khi qua nơi khác bầu thì dễ bị mất phiếu. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Đấy là tâm tư chung. Việc gửi người ứng cử từ Trung ương về địa phương đó là đương nhiên, vì phải thiết kế theo các đoàn địa phương chứ không có đơn vị bầu cử riêng của Trung ương.

Tuy nhiên đây cũng là dịp để đại biểu khẳng định vị trí, uy tín của mình. Trước khi được đưa vào danh sách chính thức để đưa ra bầu cử thì đại biểu còn có các cơ hội để tiếp xúc với cử tri tại nơi ứng cử và các hội nghị liên quan nơi người ứng cử dự kiến sẽ được giới thiệu ra đó.

Như vậy, còn tùy thuộc vào chương trình hành động và những hoạt động trên cương vị trí công tác của mỗi ứng cử viên có được người dân tín nhiệm hay không. Như thế mới là dân chủ, người dân lựa chọn đại biểu của mình. Nếu người dân thấy rằng lựa chọn đại biểu là xứng đáng thì đại biểu làm, việc đó hoàn toàn bình thường.

Việc vận động bầu cử thì làm như thế nào để gọi là bầu cử lành mạnh hay không lành mạnh? Chẳng hạn như các hoạt động từ thiện của các ứng cử viên thì vấn đề đó được kiểm soát ra sao, thưa ông?

- Để tạo cơ hội cho các ứng cử viên trong vận động bầu cử, các cơ quan Nhà nước sẽ có trách nhiệm tổ chức các hội nghị để các đại biểu tiếp xúc cử tri nơi dự kiến được bầu. Còn những hoạt động khác cá nhân người ứng cử không báo cáo hoặc anh làm tự phát, nếu không đúng quy định pháp luật thì anh phải tự chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ rằng nếu vấn đề nào có trong quy định của Đảng, Nhà nước thì cấp ủy chính quyền địa phương phải có trách nhiệm ban hành, Mặt trận Tổ quốc cũng lưu ý việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị và các nghị quyết hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Hội đồng bầu cử quốc gia và hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ nay đến Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 thời gian không còn nhiều dự kiến phải kết thúc trước ngày 19/3, trong khi đó tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Vậy Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có kế hoạch cụ thể gì để hoàn thành đúng lộ trình đã đề ra?

- Trong những ngày này thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan hữu quan từ Trung ương đến địa phương đang gấp rút chuẩn bị các nội dung theo quy định của pháp luật để chuẩn bị cho hội nghị Hiệp thương lần 2.

Từ nay đến hết ngày 14/3 sẽ diễn ra các hội nghị các cơ quan, đơn vị giới thiệu người tham gia ứng cử. Các đại biểu không phải là cơ quan, đơn vị tự ứng cử thì sẽ tiến hành làm hồ sơ và nộp hồ sơ đến Ủy ban bầu cử.

Sau hội nghị giới thiệu của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong các cơ quan nhà nước thì sẽ là Hội nghị với cử tri nơi công tác và Hội nghị lãnh đạo mở rộng.

Trên cơ sở hồ sơ của người ứng cử, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và Mặt trận 63 tỉnh, thành phố sẽ tổ chức hội nghị Hiệp thương lần hai trong khung thời gian từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 3. Trung ương thì dự kiến khoảng 18 hoặc ngày 19/3, sẽ tổ chức Hội nghị hiệp thương lần hai. Đây là một khối lượng công việc lớn, hết sức quan trọng để lựa chọn, lập danh sách sơ bộ các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp làm cơ sở quan trọng cho các bước tiếp theo.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản