Tin mới

Cần thiết xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

(Mặt trận) - Sáng 26/6, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị góp ý báo cáo giám sát thực hiện Pháp lệnh 34. Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tiếp nhận số tiền 50.000 USD từ Chính phủ Malaysia hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác giáo dục liêm chính

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

 Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại hội nghị.

Kể từ khi được ban hành, Pháp lệnh 34 đã thể hiện nhiều tính ưu việt, đáp ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra, đó là tạo dựng cơ sở pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, quy định cho người dân những quyền dân chủ thực sự. Đến nay, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã thực sự đi vào cuộc sống và có tác động trực tiếp trong việc động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định của Pháp lệnh 34 hơn 10 năm, bên cạnh những ưu điểm đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhất định.

Theo báo cáo của MTTQ các địa phương và ý kiến của các chuyên gia, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh số 34 là chưa đầy đủ, mới chỉ trong phạm vi những nội dung dân biết, dân làm, dân kiểm tra mà chưa có quy định rất quan trọng là “dân hưởng thụ”. 

Dân chủ chính là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, bởi vậy, các đại biểu thống nhất cần bổ sung và làm rõ nội hàm Nhân dân được hưởng, cụ thể, Pháp lệnh 34 cần nhấn mạnh quyền lợi tập thể nhân dân được hưởng, bởi quyền lợi của cá nhân đã được nhiều Luật điều chỉnh và bảo vệ, từ đó thể hiện rõ hơn bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Về vấn đề này, ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người dân cần được công khai, cung cấp thông tin kịp thời bằng các hình thức khác nhau như qua internet, qua website chính thức của từng địa phương để người dân được biết, được bàn, được kiểm tra.  

PGS.TS Bùi Xuân Đức cho rằng, quy định về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam trong Pháp lệnh 34 còn chưa rõ, chưa có cơ chế để MTTQ Việt Nam tham gia trực tiếp vào thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong pháp lệnh. Điều này dẫn đến tình trạng, các ban công tác mặt trận tại nhiều xã, phường, thị trấn chưa chủ động, tích cực trong việc tham gia thực hiện vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận, chưa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân.

Chính vì vậy, Pháp lệnh 34 cần bổ sung, làm rõ hơn vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với tư cách là đại diện, từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được bảo vệ.

Để sửa đổi, hoàn thiện các nội dung trong Pháp lệnh 34 và bàn về việc nâng Pháp lệnh 34 thành Luật, GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, trong Hiến pháp 2013 có một số quyền của người dân chưa được Luật thể chế hóa như quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của nhân dân quy định tại Điều 28 hay quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin quy định tại Điều 25. Do đó, những quyền này của người dân cần được thể chế hóa trong Pháp lệnh 34.

Cũng theo ông Trần Ngọc Đường, phạm vi xã, phường, thị trấn liên quan đến quy định về công tác giám sát việc thực hiện dân chủ cơ sở trong Pháp lệnh 34 còn rộng, nên đề xuất lấy thôn, tổ dân phố hay một cơ quan nào đó làm cơ sở để thực hiện dân chủ, giúp giảm bớt khó khăn, tăng tính hiệu quả của thực hiện dân chủ cơ sở thông qua những phạm vi nhỏ nêu trên, từ đó sẽ tác động đến phạm vi rộng hơn như xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, những phương thức mới để thực hiện dân chủ cơ sở của chính quyền địa phương như giải trình, đối thoại cũng cần được bổ sung vào Pháp lệnh 34.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh, việc nâng Pháp lệnh 34 trở thành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra ở nước ta.

Phạm vi thực hiện dân chủ cơ sở quy định nên tập trung vào phát huy dân chủ cơ sở, địa bàn khu dân cư, xã phường thiết thực liên quan đến đời sống người dân, quyền, nghĩa vụ công dân được thể hiện trực tiếp và rõ ràng nhất.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị, trong thời gian tới cần nghiên cứu, xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về đảm bảo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là thực hiện quyền dân chủ của người dân ở cơ sở, cần đánh giá một cách khoa học, sâu sắc, từ đó có đầy đủ căn cứ để xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở thay thế Pháp lệnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản