Tin mới

Có biện pháp và cách thức để doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ

(Mặt trận) - Ngày 4/9, phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung gói hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế, các lĩnh vực gặp khó khăn từ đại dịch Covid-19 và có biện pháp, có cách thức để doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ. Thực tế cho thấy, với gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số tiền giải ngân tới doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc và chưa đến được tận tay các doanh nghiệp cần hỗ trợ.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tại phiên họp Chính phủ. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, trong 8 tháng qua, mặc dù tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chính phủ, kinh tế đất nước có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được quan tâm, quốc phòng, an ninh được đảm bảo, hoạt động đối ngoại được duy trì, công tác phòng chống tham nhũng lãng phí được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, đứng trước thực trạng việc làm đang mở mức báo động thì trong quý II, dịch Covid-19 quay trở lại nên vấn đề này lại càng khó khăn hơn. Tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tội phạm đã có chiều hướng gia tăng.

Bên cạnh đó, 85% doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề trước đại dịch. Hoạt động xuất, nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu và đầu ra cho sản phẩm.

Từ tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân gửi tới Mặt trận, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, Chính phủ cần quan tâm tới hoạt động của kinh tế tư nhân vì hiện nay lĩnh vực này chưa thực sự mạnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tham gia vào chuỗi giá trị, vào mạng lưới sản xuất của khu vực và toàn cầu còn rất nhiều hạn chế.

Cũng theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hạ tầng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành thông qua hoạt động của chính phủ điện tử mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin Truyền thông và các bộ ngành địa phương quan tâm nhưng việc triển khai còn chậm.

Cùng với đó, việc thực thi pháp luật ở số nơi còn chưa hiệu quả nên việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm, tình trạng tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia diễn biến phức tạp, thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng lớn.

Ảnh VGP/Quang Hiếu 

Với cương vị là người đứng đầu Mặt trận, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan cần có đánh giá tổng quan về tình hình việc làm và thất nghiệp đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid - 19, đi sâu đi sát từng lĩnh vực, từng địa bàn khu dân cư từ đó có giải pháp chỉ đạo. Đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị vào mùa mưa, bão lũ, thiên tai, tình hình người dân lao động, nông thôn gặp rất nhiều khó khăn.

Vấn đề thứ hai là Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung gói hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế, các lĩnh vực gặp khó khăn từ đại dịch Covid-19 và có biện pháp, có cách thức để doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ. Thực tế cho thấy, với gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số tiền giải ngân tới doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc và chưa đến được tận tay các doanh nghiệp cần hỗ trợ.

Thứ 3 là cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, đẩy mạnh CCHC. Thực tế dù Chính phủ, các bộ ngành địa phương có nhiều cố gắng nhưng doanh nghiệp phản ánh vẫn còn nhiều vướng mắc. Bởi vậy cần xem xét nguyên nhân vướng mắc từ đâu để có những biện pháp xử lý kịp thời.

“Phải đẩy mạnh CCHC, chuẩn bị nhân lực, hạ tầng như Thủ tướng nói để đón làn sóng công nghệ cao có chọn lọc vào Việt Nam”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Vấn đề thứ tư là việc tạo cú hích lớn cho lĩnh vực xuất khẩu để đem xung lực mới cho nền kinh tế trong thời cơ chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại.

Đề cập đến những hoạt động sắp tới của MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, hàng năm, vào ngày 17/10 sẽ diễn ra chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”, tuy nhiên, trước những ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, chính vì vậy cần sự chung tay, sự vào cuộc kịp thời của các tập đoàn, công ty để chương trình có thêm nguồn lực hỗ trợ người nghèo; đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ ủng hộ để thực hiện cam kết ngày 17/10 hàng năm là ngày chống đói nghèo của thế giới và cũng là ngày đất nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đặc biệt, ngày 18/11 năm nay là ngày MTTQ Việt Nam được Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị cho phép tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam theo hình thức cấp quốc gia, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm để các hoạt động kỷ niệm đảm bảo nội dung yêu cầu và được tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân.

“Trung tuần tháng 9/2020, MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội thi đua yêu nước theo hình thức trực tuyến với 1.500 đại biểu tham dự tại 67 điểm cầu trên cả nước. Kính mời Thủ tướng với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nói.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản