Tin mới

Đẩy mạnh tuyên truyền – tạo sức lan tỏa mạnh mẽ từ Cuộc vận động

(Mặt trận) - Ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh dự và phát biểu tại Diễn đàn.

9 tháng thần tốc xóa 5.000 nhà tạm, nhà dột nát: Những hành động thiết thực tôn vinh tầm vóc, ý nghĩa to lớn của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh nhân Đại lễ Phục sinh 2024

Bàn giao 5.000 căn nhà đại đoàn kết: Hiện thực hóa giấc mơ của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Báo Công thương

Hàng Việt Nam – thời cơ và thách thức

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, không đứng ngoài quá trình đó, Việt Nam hiện là thành viên của nhiều FTA. Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

Việc tham gia các FTA đã giúp thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và đa dạng hóa; thị trường dịch vụ tài chính phát triển hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; hệ thống thể chế, chính sách cũng từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực thi cam kết trong các FTA... Cùng với việc gia nhập WTO từ năm 2007, việc tham gia các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%.

Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Khi thế giới phải phong tỏa vì dịch bệnh, nguồn cung và nhu cầu bị gián đoạn, nhiều chỉ số kinh tế sụt giảm so với cùng kỳ thì bán lẻ hàng hóa nổi lên là một trong những điểm sáng của kinh tế vĩ mô. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2020 ước tính đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với quý II/2020 và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2020 đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Diễn đàn

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Đây là kết quả tích cực, thể hiện rõ vai trò của nguồn cung hàng hóa nội địa trong các bối cảnh dịch bệnh, thiên tai diễn biến khó lường. Đồng thời thể hiện rõ vai trò của hàng Việt tại thị trường nội địa khi ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Hàng Việt vẫn đang được đánh giá cao và được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên trong cơ cấu hàng hóa bày bán trên quầy kệ. Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao. Cụ thể, hàng hóa Việt ở Co.opmart chiếm 90%-93%, Satra 90%-95%, Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức khi hàng hóa của nhiều quốc gia sẽ tăng nhập khẩu vào Việt Nam nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan.

Trong khi đó, hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam vẫn đang ở mức trung bình và thấp. Việc Việt Nam mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác khiến thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”. Đặc biệt, đối với những nhóm ngành hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh yếu như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và một số ngành dịch vụ sẽ gặp không ít những thách thức.

Ông Trần Duy Đông , Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn chia sẻ, mặc dù là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế và chiếm tới gần 98% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nhưng đa số là các DN nhỏ và siêu nhỏ, các DN vừa và lớn chiếm tỉ trọng quá ít (khoảng 3%), tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng. Do quy mô nhỏ bé nên khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ quản lý... của DN Việt Nam bị hạn chế.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ cho rằng: “Không thể bác bỏ thực trạng yếu kém thực lực của các doanh nghiệp Việt sau 35 năm chuyển sang kinh tế thị trường – mở cửa. Trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp phải đặc biệt nỗ lực đạt được “trạng thái bình thường mới”, cần nhanh chóng triển khai các giải pháp “nóng”.

Cụ thể, nỗ lực xây dựng các nền tảng của kinh tế thị trường, chính là các thị trường đầu vào (thị trường các nguồn lực) đúng nghĩa. Bên cạnh đó, nhanh chóng đoạn tuyệt với hệ thống phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc “xin – cho”. Đây là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp của hệ thống tham nhũng, lãng phí, làm méo mó toàn bộ cấu trúc thị trường.

“Hai yếu tố nêu trên, vận hành trong không gian “công khai, minh bạch”, sẽ là nền tảng để phát triển môi trường cạnh tranh lành mạnh - cái mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nhất hiện nay. Có được môi trường cạnh tranh sẽ thoát khỏi rất nhiều nỗi lo hiện tại cho số phận của khu vực doanh nghiệp bản địa Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân” - PGS.TS Trần Đình Thiên nêu rõ.

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp Việt

Ảnh: Báo Công thương

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhấn mạnh, tham gia các FTA thế hệ mới với rất nhiều nội dung vừa truyền thống vừa phi truyền thống được kỳ vọng, đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam. Thời gian qua, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đã có những đề xuất về giải pháp, khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn, nỗ lực nâng sức cạnh tranh để tự tin bước vào một sân chơi mới.

“Kể từ khi Cuộc vận động đi vào cuộc sống, đã có những thay đổi rất rõ nét về tư duy tiêu dùng của người Việt. Hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, tỷ lệ người Việt sử dụng hàng Việt ngày càng gia tăng”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Dù vậy, không thể phủ nhận những khó khăn mà cộng đồng DN sẽ phải đối diện khi hàng hóa nước ngoài ngày càng rộng cửa thâm nhập vào thị trường trong nước. Nhìn rõ những được khó khăn, thách thức đó, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, với trách nhiệm của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, thời gian tới Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Bởi nếu như giai đoạn trước, Cuộc vận động chủ yếu hướng đến người tiêu dùng, thì giai đoạn này sẽ chú trọng hướng đến các doanh nghiệp. Làm sao để mỗi doanh nghiệp nhận thức đầy đủ những điều kiện, yêu cầu khi tham gia các FTA.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục phát huy trách nhiệm của MTTQ Việt Nam các cấp trong phát huy vai trò phản biện xã hội để làm sao các chính sách, văn bản pháp luật khi được ban hành sẽ khả thi, phù hợp với thực tế để tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.

“Với trách nhiệm của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, chúng tôi sẽ cùng các bộ ngành  chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, phát huy những điểm mạnh. Tới đây, Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa ra những phương hướng để thúc đẩy cuộc vận động, trong đó cũng sẽ nghiên cứu đưa ra một cái tên của Cuộc vận động với mục đích tạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn, đồng thời phát huy tình thần tự hào của cả người sử dụng, người sản xuất cũng như nhà quản lý”,  Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản