Tin mới

Đoàn kiểm tra của UBTƯ MTTQ Việt Nam làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk về công tác tôn giáo

(Mặt trận) - Chiều ngày 9/8, Đoàn công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực tỉnh uỷ Đắk Lắk về kết quả thực hiện công tác phát huy vai trò người tiêu biểu trong các tôn giáo và kết quả thực hiện tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Đại đoàn kết dân tộc - Động lực chủ yếu phát huy sức mạnh Nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu lần thứ XI: "Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển"

Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy tiếp nhận hỗ trợ số tiền 1,8 tỷ đồng cho người nghèo tỉnh Điện Biên

 Quang cảnh cuộc làm việc

Tham dự cuộc làm việc có ông Y Biêr, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; bà H’Kim Hoa Byă, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận; ông Y Giang Gry Niê Knơng - Bí thư Đảng đoàn - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND; lãnh đạo các sở, ngành, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở tài nguyên và môi trường; các tổ chức chính trị xã hội; Thường trực các huyện ủy Cư M’gar, Krông Púk, Buôn Đôn; đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo...

Phát huy vai trò người tiêu biểu trong các tôn giáo, trong thời gian qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã xây dựng được 742 người tiêu biểu phong trào là các vị chức sắc, chức việc, tín đồ tiêu biểu có uy tín, có sức thuyết phục đối với đồng bào tôn giáo, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước.

Hàng năm tỉnh đã quan tâm tập huấn, bồi dưỡng cho người tiêu biểu tham gia tập huấn Luật tín ngưỡng, tôn giáo… Từ đó hầu hết người tiêu biểu phong trào đã có những đóng góp tích cực trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của tổ chức và đồng bào các tôn giáo; tích cực tham gia hưởng ứng, dẫn dắt và thúc đẩy tín đồ các tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hướng hành đạo tiến bộ “Tốt đời đẹp đạo”, tham gia đấu tranh với những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ, gây mất ổn định chính trị, TTATXH của các thế lực thù địch.

Ông Y Biêr, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu 

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, gồm: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cao đài, với 609.592 tín đồ, chiếm trên 32% dân số toàn tỉnh (tín đồ DTTS có trên 247.000 người, chủ yếu theo đạo Công giáo và Tin lành), có 829 cơ sở và nhóm sinh hoạt tôn giáo (351 cơ sở chính thức, 478 nhóm sinh hoạt tập trung chưa chính thức), có 1.328 chức sắc, nam nữ tu sĩ đang sinh hoạt tại cơ sở tôn giáo; về tín ngưỡng, tỉnh hiện có 93 cơ sở, trong đó có 2 cơ sở là di tích Quốc gia, 6 cơ sở di tích cấp tỉnh, 85 cơ sở tín ngưỡng chưa được công nhận.

Với vị trí là tỉnh trung tâm của Tây Nguyên, có vị trí quan trọng chiến lược về quốc phòng, an ninh và có đặc trưng về vấn đề dân tộc, tôn giáo, thời gian qua Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk rất quan tâm đến việc tăng cường tập hợp, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ, các cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan trong tỉnh đã ban hành các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy, tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động trong vận động, tập hợp, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông qua nhiều hình thức tập hợp đa dạng, phong phú qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động…đã tăng cường sự đoàn kết giữa các tôn giáo trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời phát huy được các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia phát triển KT-VH-XH của tỉnh với nhiều mô hình tiêu biểu của các tôn giáo tham gia giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, xã hội hoá giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và phòng, chống đại dịch Covid-19...

Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia ký kết Chương trình phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu với hàng chục mô hình tiêu biểu của Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài. Triển khai xây dựng nhiều hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của người dân. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc", phong trào PCTP và TNXH... đã được các tôn giáo tích cực triển khai và đem lại hiệu quả thiết thực.

 

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã vận động nhiều chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ tiêu biểu các tôn giáo tham gia hoạt động xã hội. Hiện toàn tỉnh có 255 người tham gia Quốc hội, HĐND 3 cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và 780 vị tham gia Uỷ ban MTTQ các cấp, trong đó điều rất trân trọng là các đồng chí đã vận động được số chức sắc, chức việc Công giáo và đạo Tin Lành tham gia Ủy ban MTTQ các cấp đông hơn so với Phật giáo.

Việc tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận với các chức sắc, chức việc, tổ chức tôn giáo trực thuộc đã được quan tâm; hàng quý MTTQ tỉnh đã có báo cáo tập hợp tâm tư nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo gửi cấp ủy, chính quyền giải quyết... Qua đó đã góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu nguyện vọng tôn giáo phát sinh; đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo xâm hại ANQG, TTATXH, qua đó góp phần tăng cường đoàn kết các tôn giáo trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tại cuộc họp các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc phát huy vai trò người tiêu biểu trong các tôn giáo và công tác tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo ở địa phương. Nhiều ý kiến đề nghị Trung ương cần quan tâm bố trí kinh phí cho các hoạt động phục vụ công tác tôn giáo ở cơ sở; xây dựng chính sách hỗ trợ để thu hút, khuyến khích cán bộ làm công tác tôn giáo yên tâm gắn bó lâu dài; quan tâm hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cho đội ngũ cán bộ về công tác tôn giáo, giúp cho người tiêu biểu trong các tôn giáo trang bị tư tưởng, kiến thức đầy đủ để tham gia đấu tranh với những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ, gây mất ổn định chính trị, TTATXH của các thế lực thù địch…

 Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy phát biểu tại cuộc làm việc

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy đã ghi nhận, đánh giá cao kết quả của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang trong tỉnh Đắk Lắk đã đạt được trong tổ chức triển khai xây dựng, phát huy vai trò của người tiêu biểu trong các tôn giáo và trong tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Ông Hoàng Công Thủy cũng đề nghị Thường trực tỉnh uỷ, UBND, UBMTTQ và các cơ quan, tổ chức liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt việc lựa chọn người tiêu biểu và thực hiện chính sách đối với người tiêu biểu trong phong trào tôn giáo và bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và phát huy vai trò người tiêu biểu trong các tôn giáo.

Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh trong sạch vững mạnh, sâu sát với nhân dân, với đồng bào các DTTS, đồng bào các tôn giáo.

Kịp thời quan tâm, giải quyết các tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, chức sắc, chức việc và đồng bào các tôn giáo, đồng bào các DTTS tại chỗ, không để tâm tư, vụ việc tồn đọng, kéo dài gây bức xúc; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm, dứt điểm những hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, vấn đề dân tộc để kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ của các thế lực thù địch, cực đoan, chống đối.

Chủ động và tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, của chức sắc, chức việc các tôn giáo trong tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo, các dân tộc thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tham gia phát triển KT-XH, giữ gìn an ninh, TTATXH và xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc ngay từ cơ sở.

Thực hiện tốt vai trò đoàn kết, tập hợp đồng bào Công giáo sống "Tốt đời đẹp đạo", "kính Chúa yêu nước", tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; làm tốt vai trò cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận với Giáo hội Công giáo.

Đặc biệt, đối với Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của Tây Nguyên, có đặc trưng về dân tộc, tôn giáo nên rất cần quan tâm đầu tư bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cho tương xứng; đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các cấp đảm bảo về số lượng và chất lượng; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp.

Ngoài ra, ông Hoàng Công Thủy cũng đề nghị, Sở Tài nguyên - Môi trường cần tích cực tham mưu cho UBND tỉnh vấn đề liên quan đến tôn giáo cần bám chặt chẽ vào Luật Đất đai, đặc biệt là quyền sử dụng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận quyền sở hữu đất để tránh xảy ra tình trạng sử dụng đất cho tôn giáo không đúng mục đích.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản