Tin mới

Giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

(Mặt trận) - Chiều ngày 10/8, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã chủ trì Hội nghị nghiệm thu Đề tài khoa học cấp cơ sở “Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng”.

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Học viện Tài Chính

Quang cảnh Hội nghị 

Trình bày báo cáo tóm tắt nội dung đề tài, ông Đặng Thanh Phương, Phó Trưởng ban Đối ngoại và Kiều bào, Chủ nhiệm đề tài cho biết, việc MTTQ Việt Nam phối hợp cùng các tổ chức tương đồng các nước láng giềng tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị là nhiệm vụ quan trọng của MTTQ Việt Nam để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về hoạt động đối ngoại nhân dân và Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2009-2014.

Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển tập trung vào việc triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp Nhân dân về truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các nước: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia; tuyên truyền, vận động nhân dân mỗi nước có trách nhiệm giữ gìn và vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ tốt đẹp đó; tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân vùng biên giới về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị nói riêng, vì lợi ích của Nhân dân và sự phát triển của mỗi nước nói chung.

MTTQ các cấp vận động nhân dân khu vực biên giới chấp hành nghiêm pháp luật, không vi phạm Quy chế Biên giới, không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu qua biên giới, không xuất cảnh qua biên giới trái phép; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa mỗi dân tộc; tuyên truyền, giáo dục nhân dân khu vực biên giới cảnh giác, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những âm mưu, hành động phá hoại, gây mất ổn định của các phần tử thù địch, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh; vận động nhân dân vùng biên giới đồng tình, ủng hộ, hết lòng giúp đỡ các lực lượng phân giới cắm mốc trên biên giới các nước, để thực hiện mục tiêu sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc tuyến biên giới đất liền giữa các nước như lãnh đạo cấp cao các nước đã thỏa thuận.

MTTQ các cấp cũng tăng cường mở rộng các hình thức giao lưu hữu nghị nhân dân các nước láng giềng; tăng cường trao đổi các đoàn đại biểu các cấp, tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác Mặt trận giữa các nước từ trung ương đến địa phương; đồng thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn Mặt trận địa phương có chung đường biên giới chọn các nội dung thiết thực, phù hợp với địa phương để Mặt trận các huyện, xã và các bản giáp biên ký kết thi đua, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển…

Ông Đặng Thanh Phương, Phó Trưởng ban Đối ngoại và Kiều bào trình bày tóm tắt nội dung Đề tài tại Hội nghị

Có thể khẳng định, trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết, Ủy ban MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên ở Trung ương và các tỉnh có chung đường biên giới với các nước láng giềng đã có nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, hỗ trợ chính quyền và nhân dân khu vực biên giới cùng tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa phát huy được vai trò chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên, với đối tác các nước láng giềng để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; chưa rõ cơ chế, chính sách để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; kết quả MTTQ tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển thông qua công tác đối ngoại nhân dân chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của MTTQ…

“Vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng” là đòi hỏi khách quan, cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, trước mắt cũng như lâu dài”, ông Đặng Thanh Phương nêu rõ.

 Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, phản biện 1 phát biểu tại Hội nghị

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, nhóm nghiên cứu đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng.

Nhóm nghiên cứu đề xuất MTTQ các cấp phát huy vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện đối ngoại nhân dân, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng; Nâng cao nhận thức, trình độ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Vận dụng linh hoạt hình thức, phương thức hoạt động đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam các cấp xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Cùng với đó, MTTQ các cấp phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong tham gia xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng; Đẩy mạnh hợp tác với đối tác các nước láng giềng (Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc) trong tham gia xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Tại hội nghị, các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu cho rằng, việc nghiên cứu đề tài là đòi hỏi khách quan, cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trước mắt cũng như lâu dài. Việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích đúng thực trạng MTTQ các cấp tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm phát huy vai trò của công tác đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam các cấp.

 Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị

Từ ý kiến của nhà khoa học trong Hội đồng, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, nhóm nghiên cứu cần nghiêm túc tiếp thu ý kiến để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Đề tài nhằm đảo bảo chất lượng và yêu cầu đề ra.

Nhấn mạnh nội dung Đề tài đã đáp ứng cả về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thực hoạt động đối với công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, trên cơ sở đánh giá thực trạng, dự báo tình hình, đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng.

“Đề tài có giá trị thực tiễn và góp phần vào công tác đối ngoại MTTQ Việt Nam nói riêng và đường lối đối ngoại nhân dân của nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng trong tình hình mới.”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nêu rõ.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản