Tin mới

Giải pháp xây dựng và phát triển Bảo tàng MTTQ Việt Nam giai đoạn 2021-2030

(Mặt trận) - Chiều 20/10, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng chủ trì Hội nghị nghiệm thu Đề án khoa học cấp bộ “Định hướng giải pháp xây dựng và phát triển bảo tàng MTTQ Việt Nam giai đoạn 2021-2030”.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thăm, chúc mừng Bộ Quốc phòng nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Chu Văn Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Đề án, sau hơn hai năm thành lập, Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã từng bước ổn định tổ chức, xây dựng các nguồn lực và triển khai các hoạt động nghiệp vụ, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất của Bảo tàng vẫn chưa có sự thay đổi về chất so với tổ chức tiền thân là Phòng Truyền thống trước đây. Nguyên nhân cơ bản là chưa có sự đầu tư bài bản với một tầm nhìn chiến lược.

Một số đề án, đề tài khoa học về xây dựng Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Phòng Truyền thống đã được thực hiện năm 2013, 2017 và Đề án Thành lập Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2018 đã đề xuất được một số định hướng cơ bản về mô hình tổ chức và hoạt động, nội dung của Bảo tàng. Nhưng do thiếu một cách tiếp cận của bảo tàng học hiện đại, mô hình Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo các đề án trên được xây dựng theo hướng mở rộng và nâng cấp Phòng Truyền thống, do đó có nguy cơ chưa xây dựng mới đã cũ. Vì thế, việc nghiên cứu Đề án Định hướng xây dựng và phát triển Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn 2021-2030 có tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn cao.

Ông Chu Văn Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Đề án trình bày báo cáo tóm tắt tại Hội nghị

Đề án đã cập nhật định nghĩa mới nhất về bảo tàng được Hiệp hội Bảo tàng quốc tế thông qua ngày 24/8/2022 và đưa ra quan niệm riêng của nhóm tác giả về bảo tàng. Xác định được những đặc trưng, nội dung và mô tả 8 nhiệm vụ hoạt động chính của bảo tàng theo quy định của Luật Di sản văn hóa; nội dung và các yếu tố tác động đến công tác xây dựng và phát triển bảo tàng.

Đề án đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, tài chính và hoạt động của Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hơn 2 năm sau khi thành lập. Qua đó cho thấy, giai đoạn đầu sau khi thành lập, Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức cần tập trung tháo gỡ, nhất là trong công tác đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; vị thế và cơ chế hoạt động.

Từ định hướng chung và định hướng cụ thể, Đề án đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về định hướng phát triển Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến năm 2030; Xác định nội dung trưng bày; Xây dựng nhà bảo tàng và không gian bảo tàng; Nâng cao chất lượng hoạt động của Bảo tàng; Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động bảo tàng; Huy động các nguồn lực xã hội; Tăng cường nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển Bảo tàng; Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ của Bảo tàng.

"Trong các giải pháp trên, thì giải pháp nâng cấp Bảo tàng thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ý nghĩa đột phá, không chỉ nâng vị thế của Bảo tàng từ cấp phòng lên cấp vụ, mà còn là cơ sở để mở rộng và đổi mới nội dung, chuyên môn hóa các hoạt động bảo tàng, tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác", ông Chu Văn Khánh nói.

Tại Hội nghị, thành viên Hội đồng nghiệm thu đều đánh giá cao nội dung nghiên cứu của Đề án; đồng thời khẳng định, nhóm tác giả Đề án đã xây dựng được các quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp khả thi nhằm xây dựng và phát triển Bảo tàng MTTQ Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

 Quang cảnh Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, trên cơ sở nghiên cứu khoa học, thực tiễn gắn với lý luận và khảo sát thực tế, đề án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý thuyết cơ bản về bảo tàng; xây dựng, phát triển bảo tàng và làm cơ sở để triển khai, đánh giá thực trạng và đề ra các định hướng giải pháp phát triển bảo tàng.

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, nhóm nghiên cứu đã bám sát yêu cầu của Đảng đoàn, Ban Thường trực và xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của Đề án, từ đó đề ra giải pháp để xây dựng Bảo tàng thuộc loại hình lịch sử - xã hội và xác định, định hướng lớn đến năm 2030, Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở thành một bảo tàng ngành hiện đại, có sứ mệnh nâng cao nhận thức của công chúng về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Giải pháp cho nội dung này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất thông qua việc tổ chức phát huy các di sản, hiện vật về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xã hội đương đại; có quy mô phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động; có nhà trưng bày và hệ thống trưng bày đặc sắc, cơ chế và phương pháp quản lý hiệu quả; đội ngũ cán bộ tinh gọn, chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhu cầu tham quan, tìm hiểu, học tập, nghiên cứu của công chúng, nhất là nhu cầu thông tin của cán bộ MTTQ Việt Nam.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của thành viên Hội đồng phản biện, tiếp tục chỉnh sửa để Đề án và gắn với cơ sở thực tiễn để góp phần vào hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển Bảo tàng MTTQ Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản