Tin mới

Hội nghị phản biện dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

(Mặt trận) - Ngày 31/10, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; GS. Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Tôn giáo; ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban Tôn giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự và chủ trì Hội nghị.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Chủ trì Hội nghị 

Tham dự Hội nghị có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tôn giáo, thành viên Hội đồng Tư vấn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đại diện các tổ chức tôn giáo và lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam một số tỉnh, thành phố phía Bắc.

Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo gồm 4 Chương, 51 Điều. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Trong đó, Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện cho Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đại diện cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung chịu ảnh trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Đại biểu tham dự Hội nghị 

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã thảo luận về sự cần thiết phải ban hành Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và các nội dung cụ thể trong Nghị định; tính thực tiễn và khả năng thực hiện khi ban hành Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và các nội dung cụ thể trong Nghị định; tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật trong việc ban hành Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; vấn đề trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo….

Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo không được ban hành dưới dạng Nghị định (văn bản quy phạm pháp luật dưới luật) mà phải bằng Luật do Quốc hội xem xét thông qua. Hiện nay có hàng chục Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do Chính phủ ban hành.

“Tín ngưỡng, tôn giáo là lĩnh vực có nhiều đặc thù so với các lĩnh vực khác, nên vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng có những điểm khác biệt, đòi hỏi xử lý vi phạm cũng phải có những thủ tục xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định khác với các lĩnh vực khác. Dự thảo Nghị định còn thiếu các quy định về vi phạm hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong lúc đó Luật xử phạt vi phạm hành chính có cả một chương”, ông Trần Ngọc Đường kiến nghị.

Cũng theo ông Trần Ngọc Đường, các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo là các hành vi mà nếu vi phạm kể cả vi phạm hành chính, cũng như tội phạm phải được xử lý nặng hơn so với các hành vi vi phạm pháp luật về hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ví như vi phạm quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo; trong thực hiện các hoạt động liên quan đến tổ chức tôn giáo; trong việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo… nhưng dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo quy định dường như ngược lại. Vi phạm những điều bị cấm lại bị xử phạt nhẹ hơn những vi phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính trong tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo.

Đại biểu tham dự Hội nghị 

PGS. TS. Lê Bá Trình, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, Nghị định cần có điều khoản thể chế hoá quan điểm “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” của cơ quan quản lý nhà nước và cá nhân được giao nhiệm vụ thực thi công vụ ở các cấp trong quá trình xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời cần có điều khoản cụ thể quy định cơ quan quản lý nhà nước và người thực thi công vụ trên lĩnh vực công tác tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm tính bình đẳng, khách quan, công bằng khi xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng và người tham gia các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.

Cùng với đó, để bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực và sự đồng thuận cao của việc xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định cần có điều khoản quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị theo tinh thần thể chế hoá quan điểm “công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”.

“Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cần có điều khoản xử phạt việc lợi dụng mạng xã hội, Internet để truyền đạo trái pháp luật hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng để tuyên truyền những nội dung gây tác hại đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá, tinh thần của nhân dân”, PGS. TS. Lê Bá Trình nói.

Quang cảnh Hội nghị 

Đồng quan điểm với PGS.TS Lê Bá Trình, PGS.TS Ngô Hữu Thảo, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn công tác tôn giáo Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, thực tế hiện nay, các tôn giáo đẩy mạnh truyền bá đức tin, giáo lý tôn giáo qua internet và các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, một số thế lực xấu lợi dụng sự phát triển này để lôi kéo tín đồ, truyền bá các tư tưởng xấu, trái pháp luật; tuyên truyền các thông tin xuyên tạc quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm gây rối, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đáng chú ý là hoạt động của các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, hiện tượng giả danh tôn giáo hoặc hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo phản văn hóa.

“Dự thảo Nghị định cần kế thừa nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo hướng tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; đồng thời phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Ngoài ra nên thêm một nguyên tắc nữa là trước xử phạt cần nhắc nhở và tạo cơ hội sửa sai cho tổ chức, cá nhân tôn giáo vi phạm, sau mới đến hình thức khiển trách, cuối cùng mới là cảnh cáo, phạt tiền. Như vậy việc xử phạt sẽ tăng được tính nhân văn, văn minh và tính mục đích của luật pháp khi coi trọng yếu tố giáo dục.”, PGS.TS Ngô Hữu Thảo nêu rõ.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho biết, sau 4 năm triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo kết quả thực hiễn cho thấy: Luật tín ngưỡng, tôn giáo sau khi được Quốc hội ban hành năm 2016 và có hiệu lực thi hành năm 2018 đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp trong phạm vi cả nước. Cùng với việc thực hiện Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống tôn giáo ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, các tổ chức tôn giáo đều phấn khởi đón nhận, về cơ bản nghiêm túc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện những quy định của Luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức mình.

“Việc triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần làm cho tình hình sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản ổn định, các chức sắc, tín đồ chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Hiến chương của các Giáo hội, tích cực thực hiện công tác từ thiện nhân đạo, tham gia tốt các phong trào thi đua yêu nước.”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cần phải được xem xét, điều chỉnh và có biện pháp ứng xử phù hợp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Các hành vi vi phạm này chủ yếu liên quan đến Điều 5 của Luật  về các hành vi bị nghiêm cấm như phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; trục lợi; vi phạm quy định trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như vượt quá các quyền đã được quy định trong Luật, không thực hiện nghĩa vụ; việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc, việc tổ chức các cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp, việc tham gia hoạt động, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài, việc tiếp nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không đúng mục đích…

Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị ban chuyên môn UBTƯ MTTQ Việt Nam tập hợp, tổng hợp ý kiến tham luận của đại biểu tham dự Hội nghị để gửi tới cơ quan chủ trì soạn thảo; đồng thời đề nghị lãnh đạo Bộ Nội vụ chỉ đạo Ban Soạn thảo tiếp thu và phản hồi với UBTƯ MTTQ Việt Nam theo quy định.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản