Tin mới

Hơn 6 tháng, 1,5 triệu khẩu trang hỗ trợ chống dịch vẫn nằm trong kho do thủ tục hành chính

(Mặt trận) - Thủ tướng chỉ đạo rồi, chống dịch như chống giặc, tinh thần hết sức khẩn trương, lúc đó thì lô khẩu trang hết sức ý nghĩa, nhưng bây giờ nếu chúng ta lấy ra cũng hết sức bình thường vì công tác phòng chống dịch của ta đã chuyển sang giai đoạn mới.

200 căn nhà đại đoàn kết đến với hộ nghèo huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

Phát biểu của Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tại chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại họp tổ sáng 25/5- Ảnh: Quang Vinh 

Đó là ý kiến của bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam nêu tại thảo luận tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022 sáng 25/5. Bày tỏ đồng tình về những đánh giá chung trong Báo cáo mà Chính phủ gửi tới Quốc hội, nhưng nhận xét về cải cách thủ tục hành chính, bà Trương Thị Ngọc Ánh nêu thêm một khía cạnh của tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này.

Tôi muốn nói thêm một việc nữa, tương tự sự việc mà đại biểu Tô Thị Bích Châu – Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã nêu tại kỳ họp thứ 2: Vấn đề tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ công tác phòng chống dịch rất khó khăn trong hoàn thiện thủ tục hải quan. Sau đó Chính phủ đã chỉ đạo và MTTQ đã lấy được hơn 23.000 lon sữa, hỗ trợ các cháu bị ảnh hưởng do Covid-19, bà Ánh cho biết và nói thêm: Tưởng sự việc xong, các bộ ngành liên quan rút kinh nghiệm, nhưng đến tháng 11/2021 MTTQ nhận được hai văn bản của doanh nghiệp ở Đức và bà con kiều bào ở Hồng Kông thông báo gửi về những lô khẩu trang để hỗ trợ bà con chúng ta trong phòng chống dịch.

“Nhưng báo cáo Thủ tướng là chúng tôi làm thủ tục hải quan mãi vẫn chưa xong. Lô hàng ở Đức gửi về Nội Bài còn lô ở Hồng Kông gửi về sân bay Tân Sơn Nhất. Khi làm thủ tục, yêu cầu phải có biên bản tiếp nhận, xác nhận tài trợ, chúng tôi đều làm đầy đủ. Hải quan nói cần phải có xác nhận của Bộ Tài chính. Tới Bộ Tài chính thì nói việc này không thực hiện theo Nghị định 80 mà thực hiện theo Nghị định 93 nhưng Nghị định này mới ban hành cuối tháng 10/2021, quy định về vận động, huy động, hỗ trợ hàng hóa phục vụ cho công tác chống dịch. Nhưng làm theo Nghị định 93 hải quan lại yêu cầu MTTQ phải có ý kiến của Bộ Y tế về miễn thẩm định lô hàng thì sẽ cho xuất lô hàng ra. Chúng tôi đã làm văn bản sang Bộ Y tế được hơn 1 tháng, nhưng đến nay cũng chưa có phản hồi. Như vậy đã hơn 6 tháng, 1,5 triệu khẩu trang phục vụ cho công tác phòng chống dịch vẫn nằm trong kho và hàng tháng MTTQ vẫn phải gửi, chuyển trả tiền lưu kho, lưu bãi. Đây là vấn đề chúng tôi thấy hết sức bất cập.”- Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam nêu vấn đề.

Bà Ánh tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy thủ tục hành chính như thế nào để tiếp nhận lô hàng hỗ trợ phục vụ cho công tác phòng chống dịch!? Thủ tướng chỉ đạo rồi, chống dịch như chống giặc, tinh thần hết sức khẩn trương, lúc đó thì lô khẩu trang hết sức ý nghĩa, nhưng bây giờ nếu chúng ta lấy ra cũng hết sức bình thường vì công tác phòng chống dịch của ta đã chuyển sang giai đoạn mới. Từ vất vả trong hoàn thiện thủ tục hành chính cho 2 lô hàng cứu trợ, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam cho biết, bà nêu ra đây sự việc liên quan đến sự chậm trễ trong thực hiện các nhiệm vụ và công tác cải cách hành chính, cơ chế thủ tục hành chính mà các bộ ngành liên quan cần phải rút kinh nghiệm.

Tôi tán thành việc báo cáo Chính phủ nêu về những tồn tại hạn chế nhưng cần làm rõ thêm những nguyên nhân dẫn tới tồn tại hạn chế, như tình trạng hiện nay các cơ sở y tế đang thiếu trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ cho công tác phòng chống dịch vậy nguyên nhân là gì, khắc phục ra sao, bà Ánh nêu thêm một vấn đề: Phải chăng do khâu tổ chức đấu thầu hay do tâm lý của các cơ sở y tế công trước những vi phạm được đưa ra xử lý thời gian gần đây? nên cần phải tìm giải pháp để hạn chế.

Rồi, câu chuyện cơ chế chính sách cho nhân viên y tế thế nào? đội ngũ y tế xin thôi việc ở nhiều địa phương cũng phản ánh tình hình này. Hay việc bảo hiểm y tế, ta hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân; nhưng ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế giảm đáng kể, vậy khắc phục ra sao? Hỗ trợ giảm đi nên thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm y tế không đảm bảo như mong muốn. Do cơ chế chính sách của ta triển khai chưa hiệu quả, thiếu trách nhiệm trong tuyên truyền, giải thích trong người dân, nên cần bổ sung trong đánh giá nguyên nhân, tồn tại hạn chế để giải quyết, bà Ánh cho hay.

Từ những thực tế nóng bỏng nêu trên, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị, trong bài học kinh nghiệm, Báo cáo Chính phủ cần bổ sung thêm bài học nữa rất thực tiễn, nhất là trong cuộc phòng chống Covid-19 đó là phát huy vai trò tham gia của MTTQ, đoàn thể, tổ chức chính trị trong tuyên truyền chủ trương của các ngành chức năng, huy động nguồn lực của MTTQ các cấp và các đoàn thể là hết sức quan trọng, góp phần bổ sung nguồn lực của cả nước và hỗ trợ cho người dân trong nước khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Đó còn là bài học rất cần thiết phối hợp thống nhất giữa chính quyền và MTTQ. Lấy ví dụ việc chăm lo cho đối tượng khó khăn trong dịp Tết vừa qua, số liệu dịp Tết Nhâm Dần vừa qua, MTTQ đã huy động nguồn kinh phí hỗ trợ 57,8 triệu lượt người khó khăn vui xuân đón Tết.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản