Tin mới

Kết thúc Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai: Chú trọng chất lượng, tiêu chuẩn người ứng cử

(Mặt trận) - Trong các ngày từ 15/3/2021 đến ngày 19/3/2021, UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Đến 17h00 ngày 19/3, cả nước có 76 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỷ lệ là 8,64%. Tính cả số người tự ứng cử thì tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 1.084 người, đạt tỷ lệ bình quân 2,17 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến làm việc với Tỉnh uỷ Sóc Trăng về công tác chuẩn bị Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh, nhiệm kỳ 2024-2029

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc từ nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai

76 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Theo đó, ở Trung ương, ngày 18/3/2021, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiến hành tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Theo Nghị quyết số 1226/NQ-UBTVQH14 ngày 22/2/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số đại biểu của khối cơ quan Trung ương được phân bổ giới thiệu đại biểu Quốc hội là 207 đại biểu. Các cơ quan đã giới thiệu được 205 đại biểu.

Hội nghị đã thống nhất biểu quyết để lập danh sách sơ bộ người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV bằng hình thức giơ tay, kết quả: có 68/68 (tỷ lệ 100%) đại biểu tham dự nhất trí lập danh sách sơ bộ gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với 205/205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Về cơ cấu người được giới thiệu: Khối cơ quan Đảng giới thiệu 11 người, tỉ lệ 5.36%; Khối cơ quan Chủ tịch nước giới thiệu 3 người, tỉ lệ 1,46%; Khối các cơ quan của Quốc hội giới thiệu 130 người, tỉ lệ 63,4%; Khối Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an) giới thiệu 15 người, tỉ lệ 7,31%; Quân đội (gồm cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng, binh chủng và lĩnh vực trọng yếu) giới thiệu 12 người, tỉ lệ 5,85%; Bộ Công an giới thiệu 2 người, tỉ lệ 0,97%; Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu 1 người, tỷ lệ 0,47%; Viện kiểm sát nhân dân tối cao giới thiệu 1 người tỷ lệ 0,47%; Kiểm toán nhà nước giới thiệu 1 người, tỉ lệ % 0,47%; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giới thiệu 29 người, tỉ lệ 14,14%.

So với 207 người ứng cử được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ tại Nghị quyết số 1226/NQ-UBTVQH14 ngày 22/02/2021 thì thiếu 3 người thuộc khối đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương, thêm 1 đại biểu thuộc khối các cơ quan Đảng. Như vậy, tổng số đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV là 205  người.

Về cơ cấu kết hợp, trong số 205 người được giới thiệu ứng cử có: phụ nữ là 46/205 người (tỉ lệ 22,43%); dân tộc thiểu số là 20/205 người (tỉ lệ 9,7%); người ngoài Đảng là 4/205 người (tỉ lệ 1,9%); trình độ giáo sư, phó giáo sư là 16/205 người (tỉ lệ 7,8%); trình độ tiến sỹ là 63/205 người (tỉ lệ 30,7%); trình độ thạc sỹ là 94/205 người (tỉ lệ 45,85%); trình độ đại học và tương đương là 32/205 người (tỉ lệ 15,6%).

Tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ kết quả của hội nghị hiệp thương lần thứ hai, các địa phương đã lập danh sách sơ bộ được 879 người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV (trong đó có: 803 người được giới thiệu ứng cử và 76 người tự ứng cử) trên tổng số 295 đại biểu được bầu; đạt tỉ lệ bình quân là 2,98 lần so với tổng số đại biểu được bầu ở địa phương (khóa XIV tỉ lệ bình quân là 3,14 lần; khóa XIII là 2,85 lần).

Một số tỉnh, thành phố có số lượng người ứng cử so với số đại biểu được bầu đạt tỉ lệ cao như: Hà Nội 2,93 lần; Thái Nguyên 2,85 lần; Tuyên Quang 2,66 lần; Cần Thơ 2,57 lần; Quảng Ninh 2,5 lần. Bên cạnh đó, một số tỉnh có số lượng người ứng cử thấp so với số đại biểu được bầu như: Đồng Nai 1,75 lần; Đăk Lăk 1,77 lần; Bình Phước, Bắc Giang 1,8 lần.

Đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, qua Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, cả nước có 76 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỷ lệ là 8,64%. Khóa XIV có 154 người tự ứng cử ở 31 tỉnh, thành phố, tỉ lệ 16,23%; Khoá XIII có 83 người tự ứng cử ở 22 tỉnh, thành phố, tỉ lệ 9,19%. Trước đó, tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, chỉ có 5 tỉnh, thành phố dự kiến có người tự ứng cử. Một số địa phương có số người tự ứng cử cao là Hà Nội (30 người), Thành phố Hồ Chí Minh (15 người).

Đến 17h00 ngày 19/2, tính cả số người tự ứng cử thì tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 1.084 người, đạt tỷ lệ bình quân 2,17 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu.

Lựa chọn những đại biểu có đủ tâm, đủ tầm

 Đại biểu biểu quyết tại Hội nghị

Ngay tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, các ý kiến trong Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đều bày tỏ sự đồng tình rất cao là cần tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, các ý kiến cũng thống nhất rằng yêu cầu cao nhất đối với đại biểu chuyên trách là phải có đủ tâm, đủ tầm.

Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, mục tiêu tăng số lượng đại biểu chuyên trách sẽ góp phần giúp Quốc hội thực sự là một cơ quan bao gồm những chuyên gia giỏi trên mọi lĩnh vực; đồng thời khẳng định đây cũng là ý nguyện chung của nhiều vị trong Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, tuy nhiên quan trọng nhất là tăng chất lượng của đại biểu Quốc hội.

"Nếu tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, công tác xây dựng pháp luật cũng như việc giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước sẽ được nâng cao. Tôi cho rằng các đại biểu Quốc hội chuyên trách phải là nòng cốt trong công việc này cùng với bộ, ban, ngành và những Hội đồng tư vấn của UBTƯ MTTQ Việt Nam. Trong các ủy ban của Quốc hội phải có những chuyên gia thật giỏi làm nòng cốt, chính những chuyên gia đó là những người chuyên trách, chuyên nghiệp về những lĩnh vực mà họ được đảm nhiệm", ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.

Sau hai vòng hiệp thương, ông Lù Văn Que, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khẳng định mong muốn về việc lựa chọn được những người đúng tiêu chuẩn, có đức có tài, vì dân vì nước để toàn Đảng, toàn dân thống nhất ý chí, để Quốc hội xứng đáng là của dân, do dân và vì dân.

Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng cho rằng, việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách đồng thời phải đi đôi với nâng cao chất lượng, bởi công tác giám sát ở Quốc hội từ những việc cụ thể như các phiên làm việc ở hội trường, tổ chức những đoàn giám sát chuyên đề, hay khi đại biểu thực hiện quyền giám sát ở cơ sở, địa phương đều đòi hỏi phải đủ năng lực mới có thể phát hiện và nêu ra những vấn đề, kiến nghị mới... Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội chuyên trách phải là người có bề dày hoạt động thực tiễn, vì chính quá trình này cho người đại biểu có những kinh nghiệm để thấy được những vấn đề nào cần được phản ánh.

Theo kế hoạch, việc tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba ở Trung ương đối với việc giới thiệu người ứng cử ĐBQH sẽ do Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam triệu tập, chủ trì trước 17h ngày 19/4 để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH ở Trung ương.

Chậm nhất vào ngày 23/4, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ gửi biên bản Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam giới thiệu ứng cử ĐBQH đến Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản