Tin mới

Khắc ghi những bài học quý báu từ Mặt trận Liên Việt

(Mặt trận) - Ngày 27/4, tại Tuyên Quang, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học UBTƯ MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội thảo khoa học “Mặt trận Liên Việt với cách mạng Việt Nam - bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay”. TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam dự và phát biểu tại Hội thảo.

200 căn nhà đại đoàn kết đến với hộ nghèo huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

Phát biểu của Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tại chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên

 Quang cảnh Hội thảo

Chủ trì Hội thảo có ThS Nguyễn Hưng Vượng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang; TS Tạ Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Hội thảo khoa học “Mặt trận Liên Việt với cách mạng Việt Nam - bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay” được tổ chức trên mảnh đất Tuyên Quang- "Thủ đô kháng chiến" nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Mặt trận Việt Minh (1941-2021); 70 năm Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam thành Mặt trận Liên Việt (1951-2021) và chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng khẳng định, những đóng góp của Mặt trận Liên Việt với cách mạng Việt Nam là những giá trị quý báu, để khắc ghi, đúc rút và bồi đắp những bài học kinh nghiệm từ lịch sử để vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp vào công tác Mặt trận trong giai đoạn hiện nay, nhất là bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

"Hội thảo giúp chúng ta cùng nhìn lại quá trình thống nhất hai hình thức tổ chức Mặt trận thành Mặt trận Liên Việt, qua đó khẳng định những giá trị có ý nghĩa trường cửu Mặt trận Liên Việt đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào công tác hiện nay", Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nói.

Nhấn mạnh đối với những người làm công tác mặt trận, Tuyên Quang có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tình cảm và tâm thức, là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mai sau, chính vì vậy, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng mong muốn, thông qua Hội thảo, MTTQ tỉnh Tuyên Quang sẽ có được những giải pháp nhằm phát huy truyền thống, thế mạnh để phục vụ phát triển tỉnh nhà, mà trước mắt là thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận và làm sáng tỏ, sâu sắc những đóng góp to lớn của Mặt trận Liên Việt đối với cách mạng Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với hoạt động của MTTQ Việt Nam.

PGS. TS Trần Hậu phát biểu tại Hội thảo 

Theo PGS. TS Trần Hậu, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc của Mặt trận (11/1/1955) đã đánh giá việc thực hiện chính sách Mặt trận và hoạt động của Liên Việt. Theo đó, hội nghị đã rút ra 5 nguyên tắc lớn trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận, đó là: Thương lượng; dân chủ, thống nhất hành động, tôn trọng tính độc lập của tổ chức; thân ái hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn để lại cho các tổ chức Mặt trận kế tiếp sau này là những giá trị tinh thần, là đóng góp bổ ích cho lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, là dòng chảy liên tục, lịch sử các thế hệ, các tổ chức mặt trận qua các thời kỳ không ngừng bồi đắp cho kho tàng kinh nghiệm mặt trận ngày càng đầy đặn và phong phú thêm.  Đó là tài sản quý mà Mặt trận Liên Việt để lại cho chúng ta hôm nay rất đáng trân trọng kế thừa và phát triển.

PGS. TS Trần Hậu cho rằng, Lịch sử Mặt trận Liên Việt với hai điểm nhấn quan trọng vào năm 1946 đưa đất nước thoát cơn hiểm nghèo trong vòng vây của đế quốc và vào năm 1954 làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu, là những trang sáng chói trong pho sử hào hùng của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, là thành công rực rỡ về sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng ta đối với sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đó là những tiền đề lịch sử cho những thắng lợi tiếp theo, làm nền tảng bền vững cho cơ đồ Việt Nam cho đến tận hôm nay.

Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa, UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, góp chung vào thành công của Mặt trận Liên Việt không thể không nhắc tới cụ Tôn Đức Thắng - Chủ tịch Mặt trận Liên Việt. Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng đầy gian lao và nguy hiểm, trong đó có 5 năm làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt và 22 năm làm Chủ tịch Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, hơn 10 năm làm Chủ tịch nước, Bác Tôn đã để lại cho Đảng ta, Nhà nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiều bài học sâu sắc, cho nhân dân ta một tấm gương sáng về chuẩn mực sống của một công dân yêu nước, sự trung thành, tận tụy với sự nghiệp cách mạng; tinh thần anh dũng, bất khuất; đức tính khiêm tốn, giản dị; người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo mẫu mực suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân với tình thương yêu đồng chí, đồng bào; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết quốc tế vô sản.

Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất và lâu năm nhất của Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bác Tôn đã hoạt động hết mình vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Là người Miền Nam sống trên đất Bắc, trong đó gần 8 năm Bác sống ở tỉnh Tuyên Quang, với khí hậu thay đổi thất thường, bệnh tật hậu quả từ những tháng bị tù đầy, tra tấn để lại, song Bác Tôn vẫn kiên trì thực hiện khẩu hiệu “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Bác đã không quản ngại khó khăn vượt đèo, lội suối, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhân sĩ, trí thức, đại diện lãnh đạo các đảng phái, chức sắc, các tôn giáo nhằm làm cho mọi người nhận thức rõ thời cuộc, chính sách của Chính phủ kháng chiến và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc chống thực dân xâm lược.

“Ngày nay, trước những đòi hỏi của cuộc sống mới, tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng càng có ý nghĩa để mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhất là cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tích cực học tập, rèn luyện, nắm vững các chính sách của Đảng, Nhà nước, sâu sát cơ sở, gắn bó với Nhân nhân, nhất là tránh quan liêu, hành chính hóa, không ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm; bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhân dân, noi gương theo Bác Tôn để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”, ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.

Để phát huy những giá trị của Mặt trận Liên Việt trong công tác dân vận và phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam, ông Hà Đức Tập, Chủ tịch HĐND huyện Chiêm Hóa cho rằng, thời gian tới, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cần tăng cường nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, kịp thời phản ánh với các cơ quan Đảng, Nhà nước về những vấn đề mà đoàn viên, hội viên và nhân dân quan tâm, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo cũng như làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Hưng Vượng tiếp thu ý kiến tại Hội thảo 

Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự Hội thảo, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Hưng Vượng nhấn mạnh, các ý kiến tham luận tại Hội thảo đã góp phần cung cấp thêm các thông tin quý giá về Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt, những đóng góp to lớn của Mặt trận Liên Việt đối với cách mạng Việt Nam, tiếp tục khẳng định vai trò của Tuyên Quang với vị thế Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến, mảnh đất gắn liền với lịch sử của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, trong đó nổi bật là Hoạt động của Mặt trận Liên Việt (giai đoạn 1951 - 1954); một số kinh nghiệm, giải pháp để tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo 
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản