Tin mới

Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”

(Mặt trận) - Tối ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.

Cụ ông 94 tuổi đến Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” số tiền tiết kiệm từ nguồn trợ cấp người cao tuổi

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến: Phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng và Nhà nước

Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 10, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024

 
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Chương trình

Tham dự chương trình có Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, lãnh đạo Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và gần 200 đại biểu là người uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường phát biểu tại chương trình 

Phát biểu tại chương trình, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường khẳng định, sự bình yên và phồn vinh của biên cương Tổ quốc in đậm dấu ấn đóng góp, cống hiến và hy sinh của đồng bào các dân tộc nói chung và của người uy tín các dân tộc nói riêng. Đây thực sự là những “Điểm tựa của bản làng” ở những vùng đất trọng yếu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, biên giới quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là tài sản vô giá mà cha ông ta đã tạo dựng qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao hy sinh, gian khó để giữ gìn và trao truyền cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, mà lực lượng nòng cốt, chuyên trách là Bộ đội Biên phòng. Để “mỗi người dân nơi biên giới là một cột mốc sống”, có vai trò quan trọng hàng đầu của người có uy tín.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường mong muốn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp tục quan tâm công tác xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người có uy tín, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.

Để phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư đề nghị, các bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang và cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò quan trọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác vận động và phát huy vai trò của người có uy tín cần trở thành một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp phải quan tâm, sớm phát hiện, bồi dưỡng, chuẩn bị điều kiện cần thiết cho những nhân tố có triển vọng để trở thành lớp người có uy tín kế cận, kế tiếp, dồi dào, vững mạnh. Các chính sách đến với người có uy tín cần kịp thời, đầy đủ, thiết thực. Ngoài quy định của Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp cần nghiên cứu để có thêm những chế độ cho người có uy tín phù hợp điều kiện, đặc điểm, tình hình riêng của đơn vị, địa phương, nhất là trong việc hỗ trợ, trang bị những điều kiện cần thiết để người uy tín hoạt động.

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp tục quan tâm công tác xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người có uy tín, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh. Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an gắn bó chặt chẽ với đội ngũ người có uy tín ở khu vực biên giới. Tùy thuộc vào đặc điểm vùng miền, dân tộc, điều kiện của địa phương để đổi mới cách thức phối hợp phù hợp, đa dạng, linh hoạt nhằm phát huy cao nhất thế mạnh và khả năng của từng người có uy tín tín các mặt công tác, các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương”, Thường trực Ban Bí thư gợi mở.

Các đại biểu người có uy tín tiêu biểu tham dự chương trình

Thường trực Ban Bí thư đề nghị đội ngũ người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm gương mẫu trong lời nói và việc làm để gia đình, dòng họ, thôn bản, cộng đồng noi gương và làm theo; tích cực phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nếp sống văn hóa mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tệ nạn mê tín dị đoan; vận động, giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ, thôn, bản… tham gia các tổ tự quản đường biên, cột mốc, phối hợp với bộ đội biên phòng, công an tổ chức tuần tra, bảo vệ biên giới...

Với ý nghĩa chính trị sâu sắc của Chương trình “Điểm tựa của bản làng”, Thường trực Ban Bí thư đề nghị Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban Dân tộc nghiên cứu cụ thể, định kỳ tổ chức Chương trình để kịp thời tôn vinh, động viên những người có uy tín tiêu biểu đang ngày đêm không quản gian khổ, cùng với đồng bào các dân tộc và lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

Các đại biểu người có uy tín tiêu biểu tham dự chương trình 

Theo Thường trực Ban Bí thư, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, cộng đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, thủy chung, đoàn kết keo sơn. Truyền thống đoàn kết được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử đã trở thành cội nguồn sức mạnh của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

“Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số chính là sợi dây kết nối bền chặt tình đoàn kết keo sơn đó. Và, khi “có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang” như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng khẳng định”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Thường trực Ban Bí thư mong muốn, đồng bào các dân tộc, trong đó có những người có uy tín tiêu biểu luôn ghi nhớ lời căn dặn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt của Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ nhất, năm 2018 là: “Mong bà con luôn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào tiền đồ tốt đẹp của dân tộc, không nghe kẻ xấu xúi giục, không làm điều gì ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực sự là những “Điểm tựa của bản làng”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Biểu trưng và Giấy chứng nhận của Chương trình “Điểm tựa của bản làng” cho các đại biểu người có uy tín tiêu biểu 

Tại chương trình, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao Biểu trưng và Giấy chứng nhận của Chương trình “Điểm tựa của bản làng” cho các đại biểu người có uy tín tiêu biểu.

Tiếp nối thành công của chương trình lần thứ I, Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II nhằm mục tiêu tôn vinh và phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo nhằm biểu dương kịp thời những đóng góp hết sức quan trọng của người có uy tín trong cộng đồng và những người có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”. Đồng thời tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa người uy tín trong cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó nhân rộng, lan tỏa những cách làm hay, gương người tốt và động viên, khích lệ người có uy tín tiếp tục có những cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc.

 

Hiện nay, cả nước có gần 30.000 người có uy tín trong cộng đồng. Đây là những người được thôn bản, buôn làng, phum sóc bình chọn, suy tôn, gắn bó mật thiết với nhân dân; không quản ngại khó khăn, vất vả, người có uy tín đã đi từng ngõ, gọi cổng từng nhà, nắm tay từng người, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; tham gia giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn bản, buôn làng, phum sóc đoàn kết, bình yên, phát triển; vận động nhân dân xây dựng cộng đồng đoàn kết, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II, 2024 có sự tham dự của 200 đại biểu đến từ 42 tỉnh, thành phố biên giới, biển đảo thuộc 47 dân tộc. Đại biểu cao tuổi nhất là ông Đinh Văn Ranh, sinh năm 1940 (84 tuổi), dân tộc Hre, trú tại xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định; đại biểu trẻ tuổi nhất là anh Cao Xuân Long, sinh năm 1996 (28 tuổi), dân tộc Chứt, Trưởng thôn Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hoá, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; 8 đại biểu là chức sắc tôn giáo; 7 đại biểu là cán bộ Bộ đội Biên phòng.

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II, năm 2024 được tổ chức ở quy mô toàn quốc. Các đại biểu là người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo tham dự các hoạt động gồm: Gặp mặt Chủ tịch nước; Tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (K9); Tham dự Lễ Tôn vinh trao Giấy chứng nhận và biểu trưng của chương trình.

 
 
 Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản