Tin mới

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực dự Hội nghị tập huấn công tác tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên

(Mặt trận) - Sáng ngày 11/8 tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Ban thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền về tôn giáo và công tác tôn giáo năm 2022. Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thăm, chúc mừng Bộ Quốc phòng nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

 Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn

Tham dự hội nghị, còn có ông Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban Tôn giáo UBTƯ MTTQ Việt Nam; đại diện các ban ngành và MTTQ Việt Nam tỉnh; cùng 100 đại biểu đến từ Ủy ban MTTQ Việt Nam 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng).

Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam nêu rõ mục đích của Hội nghị lần này nhằm tăng cường việc nắm bắt kiến thức về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; tăng cường kiến thức chuyên môn và kỹ năng vận động chức sắc, chức việc tôn giáo cho cán bộ mặt trận và đoàn thể chính trị-xã hội 5 tỉnh Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, hội nghị tiến hành thảo luận, trao đổi xung quanh vấn đề vai trò, trách nhiệm của Mặt trận thực hiện quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị để vận động các chức sắc tôn giáo, giáo dân tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo góp phần xây dựng và phát triển đất nước...

Cũng tại hội nghị, ông Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với dân số khoảng 1,9 triệu người gồm 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh. Ngoài các dân tộc bản địa đã cư trú lâu đời như Êđê, M’nông, Gia Rai còn có rất đông đồng bào các DTTS ở khắp các vùng miền của đất nước đã di cư tới lập nghiệp và không ngừng gia tăng về số lượng qua các năm.

Trong những năm qua, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng theo Đảng, theo cách mạng; chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực vươn lên xoá đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng ổn định về chính trị - xã hội, phát triển về kinh tế, quốc phòng an ninh được giữ vững. Kinh tế tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,75%/năm.

 Đại biểu tham dự Hội nghị

Từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 23.633 tỷ đồng, tăng 7,37% so với cùng kỳ năm trước…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo chính gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài, tổng số tín đồ các tôn giáo trên toàn tỉnh có 609.592 người chiếm 32% dân số (tín đồ là người DTTS có trên 247.000 người); có 829 cơ sở và điểm sinh hoạt tôn giáo (351 cơ sở chính thức, 478 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung chưa chính thức); có 1.328 chức sắc, nam, nữ tu sĩ đang sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo. Tín ngưỡng toàn tỉnh có 93 cơ sở, trong đó 2 cơ sở là di tích Quốc gia, 6 cơ sở di tích cấp tỉnh, 85 cơ sở tín ngưỡng chưa được công nhận.

Cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, các ngành trong tỉnh luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chú trọng đổi mới nội dung, hình thức thực hiện công tác tôn giáo và từng bước đi vào chiều sâu nhằm đạt được những kết quả quan trọng. Tập trung lãnh đạo hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động người đứng đầu các giáo hội tại địa phương nhằm định hướng các hoạt động và giải quyết nhu cầu của các tôn giáo đúng theo quy định của pháp luật; đặc biệt là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phản bác những thông tin lệch lạc trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.

Quang cảnh Hội nghị 

Bên cạnh đó, chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức thăm hỏi, gặp gỡ, động viên, khích lệ các vị chức sắc, chức việc, các tu sĩ tiêu biểu của các tôn giáo nhân các ngày lễ tôn giáo và các ngày kỷ niệm riêng của cá nhân chức sắc hoặc khi ốm đau. Qua đó đã tạo được mối liên hệ gần gũi, cởi mở, gắn bó giữa tôn giáo với Đảng, chính quyền, MTTQ và các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh…√

Trong những năm qua, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng theo Đảng, theo cách mạng; chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực vươn lên xoá đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng ổn định về chính trị - xã hội, phát triển về kinh tế, quốc phòng an ninh được giữ vững. Kinh tế tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,75%/năm.

Từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 23.633 tỷ đồng, tăng 7,37% so với cùng kỳ năm trước…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo chính gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài, tổng số tín đồ các tôn giáo trên toàn tỉnh có 609.592 người chiếm 32% dân số (tín đồ là người DTTS có trên 247.000 người); có 829 cơ sở và điểm sinh hoạt tôn giáo (351 cơ sở chính thức, 478 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung chưa chính thức); có 1.328 chức sắc, nam, nữ tu sĩ đang sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo. Tín ngưỡng toàn tỉnh có 93 cơ sở, trong đó 2 cơ sở là di tích Quốc gia, 6 cơ sở di tích cấp tỉnh, 85 cơ sở tín ngưỡng chưa được công nhận.

Cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, các ngành trong tỉnh luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chú trọng đổi mới nội dung, hình thức thực hiện công tác tôn giáo và từng bước đi vào chiều sâu nhằm đạt được những kết quả quan trọng. Tập trung lãnh đạo hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động người đứng đầu các giáo hội tại địa phương nhằm định hướng các hoạt động và giải quyết nhu cầu của các tôn giáo đúng theo quy định của pháp luật; đặc biệt là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phản bác những thông tin lệch lạc trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức thăm hỏi, gặp gỡ, động viên, khích lệ các vị chức sắc, chức việc, các tu sĩ tiêu biểu của các tôn giáo nhân các ngày lễ tôn giáo và các ngày kỷ niệm riêng của cá nhân chức sắc hoặc khi ốm đau. Qua đó đã tạo được mối liên hệ gần gũi, cởi mở, gắn bó giữa tôn giáo với Đảng, chính quyền, MTTQ và các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh…

Hội nghị tập huấn diễn ra từ nay đến hết ngày 12/8 với các nội dung chuyên đề: Một số vấn đề về công tác vận động các tổ chức giáo hội, tổ chức xã hội tôn giáo; Tổng quan về tôn giáo và công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Một số vấn đề về nội dung, phương thức công tác vận động tín đồ các tôn giáo của Mặt trận và những điểm cần lưu ý; Một số vấn đề về công tác vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo và những điểm cần lưu ý.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản