Tin mới

Tạo dựng bản sắc đại đoàn kết cho Bảo tàng Mặt trận

(Mặt trận) - Ngày 26/11, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng xây dựng bản sắc và đề cương trưng bày của Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Tính đến 17h00 ngày 14/9: Số tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 lên tới 1.001 tỷ đồng

Danh sách các tập thể, cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ ngày 10/9/2024 đến 12h00 ngày 14/9/2024

Gửi gắm tình cảm, tấm lòng, sự sẻ chia với đồng bào vùng lũ

 

Hiện nay, Bảo tàng MTTQ Việt Nam có 2.200 hiện vật, chủ yếu phản ánh về Mặt trận Dân tộc thống nhất qua các thời kỳ, trong đó trên 80% là hiện vật chất liệu giấy, gần 5.000 ảnh tư liệu.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030 có thể mở cửa đón khách tham quan và phát huy đầy đủ chức năng của một thiết chế văn hóa hàng đầu của hệ thống Mặt trận, việc xác định bản sắc, đề cương trưng bày tổng quát làm căn cứ cho các hoạt động hằng năm là một nhiệm vụ cấp bách.

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, PGS.TS Trần Hậu cho rằng, bản sắc của Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tạo nên bởi nhiều giá trị sản sinh từ hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng của Mặt trận, nhưng trong hệ giá trị đó, nổi trội lên vai trò của giá trị cốt lõi.

Giá trị cốt lõi đó chính là tính liên minh, liên hiệp, tự nguyện mà từ đó tác động và chi phối các giá trị khác, như hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung, tôn trọng tính độc lập của các thành viên trong Mặt trận, thực hiện sự thống nhất trong đa dạng…

“Nắm vững giá trị cốt lõi, vận dụng linh hoạt từng lúc, từng nơi để phát huy vai trò tất yếu của mình, để chứng minh một vấn đề có tính quy luật của sự tồn tại và phát triển không ngừng của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Theo tư duy đó, việc suy nghĩ về đề cương trưng bày của Bảo tàng MTTQ Việt Nam chắc chắn sẽ tạo được sự hấp dẫn của Bảo tàng”, PGS.TS Trần Hậu gợi mở.

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo đã tham gia góp ý và đề xuất những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ để xây dựng, phát triển Bảo tàng MTTQ Việt Nam đến năm 2030 thực sự trở thành bảo tàng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy đầy đủ chức năng của một thiết chế văn hóa đầu ngành của tổ chức Mặt trận, đáp ứng hiệu quả nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí và thưởng thức văn hóa của công chúng.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Tạ Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam khẳng định, xác định bản sắc của bảo tàng là một nhiệm vụ quan trọng và được xem là một yếu tố trụ cột tạo nên thương hiệu, văn hóa tổ chức, có vai trò quyết định thành công.

Việc xây dựng bản sắc, nội dung trưng bày và hoạt động của Bảo tàng phải được đặt trong một tầm nhìn mới, phù hợp với xu thế vận động chung của ngành bảo tàng và nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Từ những ý kiến đóng góp tâm huyết tại Hội thảo, TS Tạ Văn Sỹ cho rằng, Bảo tàng MTTQ Việt Nam phải trở thành bảo tàng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và lấy đó làm tư tưởng chủ đạo định hướng nội dung, hình thức, phương thức tổ chức hoạt động của Bảo tàng.

Bên cạnh đó, việc đổi mới tư duy và trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cách xác định nội dung và xây dựng của Bảo tàng Quảng Ninh là một quá trình tìm tòi, sáng tạo đầy sống động để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về cách nghĩ, cách làm bảo tàng, là cơ sở thực tiễn góp phần hoàn thiện đề cương trưng bày của Bảo tàng MTTQ Việt Nam trong thời gian tới.

"Đây là một vấn đề lớn, có tính chất nền tảng, tác động đến toàn bộ hoạt động và định hướng phát triển của Bảo tàng, do đó mỗi cán bộ Bảo tàng Mặt trận cần tiếp tục nghiên cứu một cách thận trọng trên tinh thần của Bảo tàng học mới. Trong đó, cần chú trọng đến phương pháp, quy trình, kỹ năng, thao tác thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên sâu của bảo tàng, nhất là khâu trưng bày", TS Tạ Văn Sỹ nhấn mạnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản