Tin mới

Tiếp nối khát vọng giành độc lập dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh

(Mặt trận) - Đó là nhấn mạnh của ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại Hội nghị lấy ý kiến các vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nguyên lãnh đạo MTTQ Việt Nam các thời kỳ vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sáng 5/11, tại Hà Nội.

Danh sách các tập thể, cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ ngày 20/9/2024 đến 12h ngày 8/10/2024

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến: Các cấp hội và chị em phụ nữ toàn quốc tiếp tục phát huy truyền thống "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang"

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến: Hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành để người khuyết tật được bồi đắp thêm nghị lực, vươn lên trong cuộc sống

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị

Đánh giá cao những đóng góp của các đại biểu tại Hội nghị với nhiều nội dung phong phú, trí tuệ, ông Nguyễn Xuân Thắng trao đổi, làm rõ thêm về một số ý kiến của các đại biểu cho rằng nội dung của dự thảo các văn kiện có sự trùng lặp. Theo đó, các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII gồm nhiều dự thảo báo cáo, trong đó dự thảo Báo cáo Chính trị là trung tâm, ngoài ra còn có dự thảo các báo cáo về kinh tế - xã hội, dự thảo báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII...

Dự thảo Báo cáo Chính trị phải tập trung làm rõ những nội dung mang tầm quan điểm, chủ trương định hướng lớn và cố gắng thể hiện sự kế thừa những kết quả đã đạt được không chỉ trong nhiệm kỳ Đại hội XII mà còn trong nhiều nhiệm kỳ liên tục, bền bỉ. Các dự thảo báo cáo chuyên đề được xây dựng trên tinh thần của dự thảo Báo cáo Chính trị, nhưng có nội dung cụ thể hơn.

“Dự thảo Báo cáo Chính trị nhấn mạnh vấn đề xây dựng đảng toàn diện về mặt chính trị, tổ chức cán bộ và đạo đức và lần này nhấn rất mạnh vào đạo đức; gắn xây dựng đảng với đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Tuy nhiên ở Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng thì 10 nội dung về công tác xây dựng Đảng được nói hết sức cụ thể. Chứ ko phải báo cáo này trùng lặp báo cáo kia”, ông Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ.

Về chủ đề, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết: Chủ đề dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII có nhiều điểm mới, với các thành tố về Đảng, dân tộc, thành tố về trọng tâm công cuộc phát triển liên quan đến sự đổi mới đồng bộ, gắn liền với xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và mục tiêu phấn đấu; trong đó, vấn đề về nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng toàn diện, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân để đạt được những kết quả quan trọng trong nhiệm kỳ qua là nội dung được nhấn mạnh.

“Vai trò của công tác xây dựng Đảng, gắn với đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và công tác kiểm tra, giám sát là vô cùng quan trọng, cần thiết. Công việc đó phải được tiếp tục, không chỉ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà thêm cả hệ thống chính trị”, ông Nguyễn Xuân Thắng khẳng định. 

Tiếp nối khát vọng giành độc lập dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh, theo ông Nguyễn Xuân Thắng, vấn đề hiện nay là Việt Nam cần khơi dậy trong mỗi người dân khát vọng xây dựng đất nước phát triển, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Để khơi dậy khát vọng lớn lao này, cần kết hợp sức mạnh dân tộc, phát huy ý chí sức mạnh đại đoàn kết để xây dựng đất nước, trong đó Mặt trận Tổ quốc có vai trò quan trọng, là cầu nối liên minh những lực lượng nòng cốt để những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước được triển khai thực hiện hiệu quả trên tinh thần lấy dân làm gốc.

“Sự nghiệp này là của nhân dân. Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, nhân dân là lực lượng nòng cốt trong tất cả các lĩnh vực. Luận điểm này xuyên suốt trong nội dung các văn kiện... Những nội dung này được đưa vào nội hàm và gắn với con người Việt Nam, khi nói về nguồn nhân lực cũng là nói về yếu tố con người, xây dựng toàn diện con người Việt Nam và lấy con người Việt Nam là trung tâm”, ông Nguyễn Xuân Thắng làm rõ.

Liên quan đến vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đề cập trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, một nền kinh tế thị trường hiện đại cần quan tâm thích đáng tới vấn đề hội nhập và thích ứng với mọi sự thay đổi, trong đó thị trường Việt Nam là một phần của thị trường thế giới. Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Về các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2025, theo ông Nguyễn Xuân Thắng, ảnh hưởng của dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu của năm 2021 mà còn tới các năm tiếp theo. Phạm vi các dự thảo văn kiện đã xem xét kỹ lưỡng việc đặt ra các mục tiêu theo hướng dễ lượng hóa để triển khai, trong đó có cụ thể các chỉ tiêu về phát triển con người, khoa học công nghệ, chỉ số về cạnh tranh, chỉ số về môi trường, xã hội...

Là một trong những nội hàm quan trọng, quá trình xây dựng nội dung về quốc phòng an ninh trong dự thảo các văn kiện đã được lấy ý kiến Quân ủy Trung ương và các nhà hoạch định chính sách, nhất là về việc ban hành và đưa vào cụ thể hóa các chiến lược quan như Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, xây dựng lực lượng Tác chiến không gian mạng... Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, định hướng phát triển quốc phòng an ninh được dựa trên nền tảng xây dựng lực lượng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng một số quân binh chủng tiến thẳng lên hiện đại để tận dụng nguồn lực đầu tư trọng tâm, song vẫn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu là tập trung bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản