Tin mới

Tổng kết cụm thi đua đồng bằng sông Hồng: “Không cần chạy theo số lượng, bệnh thành tích!”

(Mặt trận) - Sáng ngày 9/12, tại TP Ninh Bình, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết Cụm thi đua UBMTTQ các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2022. Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu đã về tham dự và chủ trì hội nghị. Cụm thi đua các tỉnh đồng bằng sông Hồng bao gồm: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình.

Giữ gìn, vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Triệu tấm lòng yêu thương hướng về người dân vùng bão, lũ

Thông tin tiếp nhận ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do cơn báo số 3 (YAGI) gây ra

 Quang cảnh Hội nghị

Theo báo cáo tổng kết của cụm thi đua cho thấy: Trong năm qua, Ủy ban MTTQ các cấp trong Cụm phối hợp với các tổ chức thành viên, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, chính sách của tỉnh… với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần cổ vũ tinh thần thi đua trong các tầng lớp nhân dân.

Công tác nắm bắt tình hình Nhân dân và tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đã được quan tâm, thực hiện thường xuyên, nền nếp, thông qua nhiều hình thức hiệu quả, thiết thực, chủ động, kịp thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; phát huy hiệu quả mạng các trang xã hội (Fanpage, các nhóm Zalo...). Hiện nay, Ủy ban MTTQ các tỉnh và 100% các đơn vị cấp huyện đã triển khai xây dựng và vận hành “Trang Cộng đồng” Fanpage (trên Facebook). Tiêu biểu như Quảng Ninh: 100% MTTQ 3 cấp đã hoàn thành; Hà Nam: cấp tỉnh, cấp huyện và 89/109 đơn vị cấp xã đã triển khai; Hải Dương: cấp tỉnh, cấp huyện và 180/235 cấp xã đã hoàn thành.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, MTTQ các cấp trong Cụm tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động với nhiều mô hình, cách làm hay, phù hợp; tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết giúp nhau sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Vận động các tầng lớp nhân dân hiến kế, hiến công, hiến đất làm đường, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi; bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự; triển khai các mô hình phát triển sản xuất; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp xanh (hữu cơ); thực hiện chương trình: “Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm”. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp thực hiện tốt việc lấy ý kiến hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; phối hợp với Sở VHTTDL tổ chức tập huấn về công tác xây dựng, thẩm tra, thẩm định, xét công nhận đơn vị đạt chuẩn đô thị văn minh; phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, góp phần quan trọng cùng các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Trong công tác an sinh xã hội, MTTQ các tỉnh trong Cụm đã phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tổ chức thăm, hỗ trợ người nghèo. Năm 2022, Ủy ban MTTQ các cấp trong Cụm đã vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội” được trên 95,2 tỷ đồng. Cùng với sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, sự trợ giúp của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, MTTQ các cấp trong Cụm đã giúp đỡ xây mới, sửa chữa được 2.179 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ trên 35.000 lượt người nghèo khám chữa bệnh, phát triển sản xuất, học sinh, sinh viên học tậpvà thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội, cứu trợ, nhân đạo, từ thiện khác.

Về hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Ủy ban MTTQ các tỉnh trong cụm đã tổ chức các Hội nghị phản biện xã hội, lấy ý kiến của MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên, các đơn vị liên quan, các nhân sĩ, trí thức, thành viên Hội đồng tư vấn tham gia góp ý vào dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật đất đai sửa đổi...; góp ý vào các Dự thảo Luật trình tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 Quốc hội khóa XV. Các ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể đều được cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, góp phần nâng cao chất lượng văn bản và đảm bảo tính khả thi khi được triển khai thực hiện.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Ủy ban MTTQ 9 tỉnh trong cụm đã cùng thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, những cách làm hay trong triển khai 5 chương trình hành động của MTTQ Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để triển khai hiệu quả công tác Mặt trận trong năm 2022.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu chỉ đạo tại hội nghị 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu ghi nhận và đánh giá cao những kết quả tích cực cụm thi đua đồng bằng sông Hồng đã đạt được trong năm 2022, những kết quả này góp phần không nhỏ trong thành tích chung của hoạt động của Ủy ban MTTQ trong toàn quốc. Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Lê Tiến Châu lưu ý: Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế…  Để khắc phục, ông Lê Tiến Châu đề nghị các tỉnh trong cụm nghiêm túc, khẩn trương tìm ra giải pháp cách làm hay, sáng tạo trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam nhấn mạnh: Cùng với sự sự quan tâm, ưu ái, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề ra cho công tác Mặt trận nhiều yêu cầu mới về định hướng trọng tâm công tác và kết quả thực hiện nhiệm vụ, tập trung vào nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, đại diện, bảo vệ quyền lợi của Nhân dân; tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức, bộ máy, hướng hoạt động về cơ sở. Muốn đáp ứng yêu cầu đó thì chúng ta phải tự đổi mới, sáng tạo chứng minh năng lực, bản lĩnh, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì mục tiêu chung. Trong triển khai công việc thì xác định mục tiêu là chất lượng, hiệu quả, kết quả đó phải góp phần gì vào công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, cải thiện đời sống Nhân dân; không cần chạy theo số lượng, bệnh thành tích.

Đồng thời, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu đề nghị và mong muốn các tỉnh trong Cụm tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra, khắc phục khó khăn, thách thức, tập trung triển khai thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm trong năm 2023 và trong thời gian tới như: Tích cực, chủ động hơn nữa tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự ủng hộ của chính quyền trong triển khai mọi nhiệm vụ; quyết tâm theo sát cho đến khi có kết quả. Cán bộ MTTQ phải là tai, là mắt của Nhân dân, cũng là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, do đó cần chú trọng hơn nữa đến công tác nắm tình hình nhân dân; nâng cao chất lượng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Kịp thời thông tin, báo cáo về UBTƯ MTTQ Việt Nam để có kiến nghị với Đảng, Nhà nước giải quyết kịp thời, không để xảy ra các điểm nóng, tình huống bị động, bất ngờ trên địa bàn.

Công tác giám sát, phản biện xã hội là trọng tâm, mũi nhọn của công tác Mặt trận trong giai đoạn sắp tới. Tôi đề nghị quán triệt tinh thần không chạy theo số lượng, mà tập trung cho chất lượng các kiến nghị, đề xuất; giám sát phải chuyên sâu, ý kiến kiến nghị, đề xuất phải đúng, phải trúng, phải tạo được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Tập trung triển khai thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Lựa chọn vấn đề để giám sát, phản biện phải là những vấn đề mà cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân đang quan tâm, trong đó thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chuyên đề giám sát do UBTƯ MTTQ Việt Nam ban hành; đặc biệt quan tâm đến công tác giám sát cán bộ, đảng viên và phản biện dự thảo các văn bản, nghị quyết là thể chế, chính sách của địa phương; Lựa chọn chuyên gia phải là người am hiểu vấn đề, không nên hàn lâm, ưu tiên người có kinh nghiệm thực tiễn và đối tượng chịu sự tác động của dự thảo văn bản phản biện hoặc vấn đề đang giám sát; Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội; Định kỳ rà soát, kiểm đếm lại và báo cáo cấp ủy kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội.

Phát huy vận động mọi nguồn lực tại địa phương để tiếp tục chăm lo tốt nhất cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trước mắt tập trung chăm lo tốt cho người nghèo nhân dịp Tết Quý Mão 2023. Đối với vấn đề huy động, vận động và quản lý các nguồn lực xã hội, cần quan tâm chỉ đạo, chuẩn hóa quy trình, thủ tục, xây dựng định mức phân bổ để bảo đảm quản lý chặt chẽ, đúng quy định các nguồn lực xã hội do Mặt trận chủ trì vận động và quản lý (như Quỹ Cứu trợ, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; Chủ động báo cáo và trao đổi thông tin, nghiệp vụ với các ban, đơn vị của UBTƯ MTTQ Việt Nam trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

 
Với tinh thần khách quan, dân chủ, đoàn kết, Hội nghị đã thực hiện việc bình xét các danh hiệu khen thưởng để đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét, quyết định. Hội nghị cũng đã đồng nhất bàn giao cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2022 cho Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Bình.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản