Tin mới

Tránh thất thoát khi thu gom đất nông nghiệp chuyển sang đất ở

(Mặt trận) - Ngày 6/1, Quốc hội thảo luận ở tổ về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh nhân Đại lễ Phục sinh 2024

Bàn giao 5.000 căn nhà đại đoàn kết: Hiện thực hóa giấc mơ của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy tiếp Đoàn đại biểu Hội nghị hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc Thành phố Thượng Hải

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu tại tổ. 

Phát biểu tại tổ, Đại biểu Lê Tiến Châu (đoàn Hậu Giang), Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam nêu băn khoăn về đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản1, Điều 75 (tức là sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 23 của Luật Nhà ở).

Theo ông Lê Tiến Châu, Luật Nhà ở năm 2005 tại Điều 37 làm phát sinh một số bất cập, và thực tế cho thấy sự thất thoát ngân sách nhà nước từ thu gom đất nông nghiệp sau đó chuyển mục đích sang đất ở. Hoặc có trường hợp lập dự án để xin đất không qua đấu giá, cũng không qua đấu thầu để chọn nhà đầu tư. Sau đó làm thủ tục đổi sang xây dựng khu đô thị. Đây là điều bất cập nên sau đó khoản 1, Điều 23 của Luật Nhà ở năm 2014 đã khắc phục bằng việc quy định hình thức đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Luật có đưa ra quy định “phải sử dụng diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại”.

Cũng theo ông Lê Tiến Châu, đến Luật Đầu tư năm 2020 sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở năm 2014 thành “có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang làm đất ở”.

"Với khoản 4 Điều 3 của dự thảo này, tôi cho rằng nếu thông qua có nghĩa chúng ta lại quay lại với Luật Nhà ở năm 2005 mà chúng ta đã đánh giá là rất bất cập và có những hệ quả nhất định. Do đó tôi thấy băn khoăn”, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu bày tỏ.

Cũng theo ông Châu, tại khoản 4, Điều 3 đưa ra một số điều kiện có liên quan như: phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về đất đai, trừ trường hợp nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng; theo đại biểu thì không cần thiết đưa ra điều kiện này. Bởi vì nó đã được quy định ở Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các quy định hiện hành.

“Vấn đề quan trọng nhất là nhà đầu tư có trách nhiệm làm hai việc. Thứ nhất, là thực hiện các thủ tục để chuyển mục đích sử dụng các loại đất thuộc dự án đầu tư. Thứ hai là thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan. Đây là vấn đề bất cập nhất, dễ dẫn đến khiếu kiện nhất là việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất ở là chưa sát với thị trường. Cái này dẫn đến hệ quả lớn dễ bị lạm dụng. Nhà đầu tư có thể “lách” để không đấu giá, đấu thầu khi thực hiện dự án”, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu nói.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản