Tin mới

Nhìn lại quan điểm Nhà nước pháp quyền về tôn giáo của Đảng ta trong Văn kiện Đại hội XII

(Mặt trận) - Nếu như, Đại hội XI của Đảng, quan điểm nhà nước pháp quyền đã lan tỏa thì quan điểm nhà nước pháp quyền về tôn giáo ở Đại hội XII (2016) “tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo” đã và đang trở thành xu thế trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bài viết này như một sự “nhìn lại” chặng đường đã qua và gợi ra một số vấn đề trước ngưỡng cửa năm 2018, khi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (2016) bắt đầu đi vào cuộc sống…

Một số giải pháp nâng cao chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

Giá trị bền vững của ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương’

 Ngày 21/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.

Nhà nước pháp quyền về tôn giáo

Nhà nước Pháp quyền

Nhà nước pháp quyền nói theo cách khác là “nhà nước pháp trị”1 vốn có nguồn gốc từ phương Tây, mở đầu với nền Cộng hòa La Mã và trong các cuộc cách mạng tư sản Âu - Mỹ thời cận đại, nó dần được hoàn thiện và phổ biến như ngày nay.

Cơ sở triết lý và luật pháp của loại hình nhà nước này chủ yếu dựa trên học thuyết chủ nghĩa hợp hiến tự do, nói như Max Weber là “ưu thế của luật pháp” hoặc Charles Montesquieu “chúng ta được tự do vì chúng ta sống với dân luật”.

Dựa trên những luận đề ấy, Lý Ba - nhà nghiên cứu luật pháp Trung Quốc có nhận xét rất đúng rằng:

Khác biệt giữa “dụng pháp trị” hay “cai trị bằng pháp luật” và “pháp trị” thật quan trọng. Sống dưới “dụng pháp trị”, luật pháp là một công cụ của chính quyền và nhà cầm quyền ở trên luật pháp. Trái lại, sống dưới “pháp trị” không một ai vượt qua luật pháp, kể cả chính quyền. Cốt lõi của “pháp trị” là một cơ chế luật pháp độc lập2.

Ngày nay, nhà nước pháp quyền đã trở nên phổ biến, thậm chí nó đã trở thành nguyên tắc chính trị pháp lý căn bản cho mọi thể chế chính trị của các nhà nước hiện đại. Đó cũng là một trong những điểm xuất phát của mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Nhà nước pháp quyền về tôn giáo là gì?

Nguồn gốc triết lý sâu xa của nhà nước pháp quyền ở chỗ, nó là một mô hình nhà nước đảm bảo quyền tự do bình đẳng của mọi người dân thông qua những “khế ước xã hội” (luật pháp) - như chữ dùng của J.J Rousseau. Cái quyền ấy, trên phương diện tôn giáo, tín ngưỡng đã trải qua những giai đoạn phát triển lịch sử quanh co.

Đại thể, “quyền tự do tôn giáo” cũng như “nhân quyền” chỉ xuất hiện trong và sau các cuộc cách mạng tư sản Âu - Mỹ, các thế kỷ XVIII - XIX khi xuất hiện các bộ luật thực hành quyền tự do ấy cũng như được củng cố bởi sự tạo ra Tòa án châu Âu về nhân quyền trong thế kỷ XX3. Chúng ta cũng biết rằng, trong các xã hội Âu - Mỹ trước đó chủ yếu là sự ngự trị của mô hình tôn giáo (độc thần) đứng trên Nhà nước và việc phá dỡ mô hình này là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của các cuộc cách mạng tư sản.

Tuy thế, để xây dựng một mô hình nhà nước pháp quyền về tôn giáo, cũng theo các tác giả nói trên, cần phải trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất, “tôn giáo” được định nghĩa như thế nào? Thứ hai, quyền tự do tôn giáo được biện minh ra sao?

Riêng câu nói thứ hai, các nhà hiện đại Âu - Mỹ được hiểu cụ thể hơn, như: quyền con người, nhân phẩm, cũng như luật tự nhiên,… trong lĩnh vực tôn giáo là gì? Quá trình trả lời các câu hỏi cơ bản là sự ra đời mô hình nhà nước mới về phương diện tôn giáo. Đó là mô hình nhà nước thế tục, nghĩa là những nhà nước phi tôn giáo. Loại hình nhà nước này cũng đồng thời là những nhà nước pháp quyền, được tạo nên bởi những nguyên lý của chủ nghĩa thế tục.

Nguyên lý của chủ nghĩa thế tục bao gồm hai nguyên tắc cơ bản là việc thể chế hóa các quyền tự do tôn giáo bên cạnh việc thực hiện tự do tưởng, ý thức, lương tâm. Đồng thời thực hiện nguyên lý phân tách, nghĩa là thực hiện trong pháp lý và thực tiễn việc phân ly quyền lực nhà nước với các tổ chức tôn giáo.

Nguyên tắc về “quyền tự do tôn giáo” là thách đố đầu tiên với nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc này, đại thể về phương diện luật pháp phải thỏa mãn 3 yêu cầu: Thứ nhất, thể chế hóa những nội dung cơ bản, cốt lõi nhất (tuyên xưng đức tin/niềm tin tôn giáo, truyền bá đức tin, thể hiện đức tin, cải đạo,…). Thứ hai, tự do tôn giáo trong những không gian xã hội đặc thù (nhà tù, trường học,…) và thái độ đối với chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Thứ ba, tự do tôn giáo và những xung đột phát sinh trong sự va chạm với các quyền xã hội, phong tục tập quán khác.

Thế giới ngày nay thường coi 4 văn kiện quốc tế sau đây đã đúc kết được những nguyên tắc tự do tôn giáo trong thế kỷ XX: Tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền của Liên hợp quốc (năm 1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966); Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về việc xóa bỏ mọi hình thức bất khoan dung và bất phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo tín ngưỡng (năm 1981) và Văn kiện ký kết ở Viên (năm 1989)4.

Nguyên lý thứ hai về việc thực thi nguyên tắc phân tách giữa quyền lực chính trị, xã hội của nhà nước và các tổ chức tôn giáo cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp với nhà nước pháp quyền. Bởi vì, sự ra đời nguyên tắc này là kết quả đấu tranh giữa hai thế lực chính trị Nhà nước và Giáo hội, cũng như sự phân ly giữa luật tôn giáo và luật pháp quốc gia.

Vấn đề nhà nước pháp quyền về tôn giáo ở Việt Nam trước Đại hội XII

Trong bài viết Vấn đề tôn giáo trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng: cái đã có và cái cần có (năm 2006) chúng tôi đã có nhận xét rằng, mặc dù quá trình đổi mới đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được bắt đầu ngay từ cuối năm 1990 với Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và sau đó là Nghị quyết Trung ương 25 (năm 2003) với nhiều quan điểm có tính đột phá, nhưng rõ ràng chúng ta vẫn đứng trước những thách thức về lý luận và thực tiễn của công tác này.

Vấn đề ở chỗ, chúng ta không chỉ công nhận sự tồn tại khách quan và lâu dài của tôn giáo cũng như các giá trị văn hóa của nó, mà còn cần thiết phải có sự tiếp tục đổi mới theo hướng một nhà nước pháp quyền về tôn giáo, điều đã được Đại hội XII của Đảng khẳng định như đã nêu ở trên. Để các tổ chức tôn giáo có khả năng trở thành những nguồn lực xã hội to lớn, thậm chí nó còn là một “nguồn lực trí tuệ” thì cần phải hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục, cũng như luật pháp tôn giáo, đặc biệt là sự cập nhật thích ứng với các công ước quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo7.

Bên cạnh đó, cần lưu tâm rằng việc chính sách tôn giáo của nước ta trong thời gian tới cũng cần tiếp tục giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nước - Giáo hội, mối quan hệ này được coi là cốt lõi của chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Theo đó, mối quan hệ này phải được đặt trong vấn đề nhà nước pháp quyền, bình thường hóa và đảm bảo tính pháp trị. Khi mối quan hệ này được giải quyết tốt thì đời sống tôn giáo ở nước ta sẽ ngày càng ổn định vững chắc hơn, xây đắp tốt hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc8.

Diện mạo nhà nước pháp quyền về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:

Tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế

Khi xây dựng một nhà nước pháp quyền về tôn giáo, chúng ta không chỉ chú ý những nguyên lý của chủ nghĩa thế tục mà còn phải chú ý đến quyền tự do tôn giáo, trách nhiệm xã hội của đông đảo tín đồ các tôn giáo, mặc dù tổ chức tôn giáo là đối tượng trước hết của chính sách tôn giáo nói chung và của nhà nước pháp quyền về tôn giáo nói riêng.

Thông thường, trong các xã hội Âu - Mỹ, người ta chỉ tập trung hai mặt: Thứ nhất, thể chế hóa trong hệ thống luật pháp hai nguyên lý của chủ nghĩa thế tục. Thứ hai, lựa chọn mô hình nhà nước thế tục thích hợp để theo đó thúc đẩy quá trình trên.

Trong các xã hội Đông Bắc Á, do những điều kiện lịch sử đặc thù, nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) khi xây dựng nhà nước pháp quyền về tôn giáo còn phải chú ý đến những “điều kiện tiên quyết và phổ biến” sau đây:

Một là, vai trò của chủ nghĩa dân tộc, truyền thống văn hóa tôn giáo của các quốc gia loại này đòi hỏi bên cạnh sự phân ly/phân tách thì còn đòi hỏi phải tìm đến những mẫu số chung của sự tương đồng giữa nhà nước (chính trị quốc gia) và lực lượng tôn giáo. Giá trị của các tôn giáo ở đây không chỉ là các giá trị nhân văn phổ quát, mà còn cần thiết “đồng hành với dân tộc”. Ngược lại, một nhà nước khi đã “do dân, vì dân” thì cũng phải tạo ra môi trường sống thuận lợi cho những cộng đồng tôn giáo.

Hai là, về phương diện nhận thức khi xây dựng nhà nước pháp quyền cần nhận thức sâu sắc hơn: tôn giáo không chỉ là một hiện tượng văn hóa, tinh thần, mà còn là một thực tại xã hội.

Ba là, truyền thống nhà nước đứng trên tôn giáo là nét đặc thù của các xã hội Á Đông, nhất là các nước Đông Bắc Á (Đông Nam Á là khu vực “rất tôn giáo”, trong khi đó, Đông Bắc Á nói chung là khu vực “rất thế tục”), khiến cho trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền về tôn giáo càng phải lưu ý nguyên tắc thượng tôn pháp luật, xóa bỏ thói quen xin - cho khi cuộc thực thi chính sách tôn giáo, vốn được hiểu như một định chế và áp lực của nhà nước với các tổ chức tôn giáo.

Đa số các nước trên thế giới đi theo mô hình thứ nhất, tiến bộ và có tính phổ quát. Mô hình nhà nước thế tục đòi hỏi thực hiện hai nguyên lý như đã nói ở trên. Về nội dung vấn đề tôn giáo trong các bản hiến pháp của các quốc gia thế tục, dù diễn ngôn có khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là: Khẳng định quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc tách biệt Nhà nước và Giáo hội.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về tôn giáo ở Việt Nam

Quan điểm nhà nước pháp quyền về tôn giáo thực sự được ghi dấu với Pháp lênh Tín ngưỡng, Tôn giáo (năm 2004), trong đó có những định chế bao quát hơn về việc thực thi hai nguyên lý của chủ nghĩa thế tục: Đảm bảo tốt hơn quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc phân tách giữa quyền lực nhà nước và các tôn giáo. Thế giới đã thừa nhận sự tiến bộ này của Việt Nam, đặc biệt năm 2006, Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt”.

Gần hai năm qua, Đảng và Nhà nước ta cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kiên trì con đường đó. Sau khi Hiến pháp sửa đổi năm 2013 ra đời, một kích thích pháp lý mạnh mẽ, tạo điều kiện chính trị xã hội và pháp lý để chúng ta xây dựng Bộ luật đầu tiên về tôn giáo, đó là Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (năm 2016).

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay vẫn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng ở Việt Nam. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ, đa dạng chưa từng có. Trong đó, sự biến đổi hệ thống tôn giáo, tái cấu hình đời sống tôn giáo (Reconfiguration), thị trường tôn giáo (Religious Market),… là những hiện tượng nổi bật, tạo nên những sức ép với thể chế pháp luật. Trước ngưỡng cửa năm 2018, đối với việc thực thi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (năm 2016) trong đời sống xã hội nói chung, đời sống tôn giáo tín ngưỡng nói riêng, chúng ta có cơ sở chắc chắn để tin rằng, đường hướng xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là một đảm bảo vững chắc.

Các nhà nước thúc đẩy tính tích cực tôn giáo như thế nào?

- Bảo vệ sự tự trị của các tổ chức tôn giáo ôn hòa.

- Cung cấp cơ sở pháp nhân (Legal Personalities) - quyền được thành lập tổ chức, sở hữu tài sản, tự chỉ định người đứng đầu, điều hành trường học, điều hành các cơ quan từ thiện.

- Cho phép các tổ chức tôn giáo có quyền in ấn văn phẩm tôn giáo, kiến nghị với chính phủ, nêu các mối quan tâm đối với quần chúng.

- Từ bỏ việc chống thờ cúng, chống cải đạo, báng bổ và các luật với người bỏ đạo (Apostasy Laws).

Nguồn: Allen D.Hertzke: Organizational Religious Pluralism: Anchoring Thriving Societies, Utah, USA, 2012

Các nhà nước thúc đẩy tính tích cực tôn giáo như thế nào?

- Bảo vệ sự tự trị của các tổ chức tôn giáo ôn hòa.

- Cung cấp cơ sở pháp nhân (Legal Personalities) - quyền được thành lập tổ chức, sở hữu tài sản, tự chỉ định người đứng đầu, điều hành trường học, điều hành các cơ quan từ thiện.

- Cho phép các tổ chức tôn giáo có quyền in ấn văn phẩm tôn giáo, kiến nghị với chính phủ, nêu các mối quan tâm đối với quần chúng.

- Từ bỏ việc chống thờ cúng, chống cải đạo, báng bổ và các luật với người bỏ đạo (Apostasy Laws).

Nguồn: Allen D.Hertzke: Organizational Religious Pluralism: Anchoring Thriving Societies, Utah, USA, 2012

Đỗ Quang Hưng

Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

1. Xem Lý Ba: Pháp trị là gì? (bản dịch tiếng Việt được in trong cuốn về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài (Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao giới thiệu, dịch), Nxb Lao động - Xã hội, H.2012, tr.27.

2. Xem W.C.Durham, B.G.Scharffs: Law and Religion: National, Internatinonal, and Comparative Perspectives, Wolters Kluwer, New York, 2010, tr. 3-4.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản