Tin mới

Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội

(Mặt trận) - Trong quá trình hình thành, phát triển của Thủ đô, thành phố Hà Nội đã nhiều lần sáp nhập, chia tách địa giới hành chính và lần gần đây nhất là vào năm 2008. Cùng với việc kiện toàn, sắp xếp các tổ chức Đảng trực thuộc, thì nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ cấp xã, là vấn đề được chính quyền các cấp của Hà Nội quan tâm, với nhiều giải pháp bài bản.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

Giá trị bền vững của ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương’

Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải trồng cây tại Nhà lưu niệm Bác Hồ xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Chính quyền xã là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính; là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống.

Đội ngũ cán bộ cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã là một nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay của thành phố.

Theo kết quả khảo sát, đội ngũ cán bộ xã trên địa bàn Hà Nội như sau:

- Bí thư Đảng uỷ xã: Tổng số 401. Trong đó  nữ: 4,99%; tuổi đời từ dưới 30 tuổi 0%, từ 31- 40 tuổi: 9,23%; từ 41-50 tuổi: 40,40%; từ 51-60 tuổi: 50,37%; trình độ chuyên môn sau đại học: 6,73%; đại học: 73,32%, cao đẳng: 4,49%; trung cấp: 15,6%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 19,20%, trung cấp: 73,57%, sơ cấp 3,24%.  Số lượng Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND là 134 đồng chí (nữ là 0), số lượng Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND là 6 đồng chí (nữ là 0).

- Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã: Tổng số 378. Trong đó  nữ: 14,55%; tuổi đời dưới 30: 0%; từ 31-40 tuổi: 16,67%; từ 41-50 tuổi: 48,94%; từ 51-60 tuổi: 34,39%; trình độ chuyên môn sau Đại học: 1,59%; đại học: 74,87%, cao đẳng: 7,67%,  trung cấp: 15,87%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 6,35%, trung cấp 86,51%, sơ cấp 7,14%. Phó Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND là 45 đồng chí.

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã: Tổng số: 114. Trong đó nữ: 9,65%; tuổi đời dưới 30: 0%: từ 31-40 tuổi: 14,91%; từ 41-50 tuổi: 53,51%; từ 51-60 tuổi: 57,72%; trình độ chuyên môn sau Đại học: 1,75%, đại học: 82,46%, cao đẳng: 7,02%; trung cấp: 8,77%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 1,75%: trung cấp 71,93%: sơ cấp 26,32%.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã: Tổng số: 394. Trong đó nữ: 3,17%; tuổi đời dưới 30 tuổi 0,26%: từ 31-40 tuổi: 13,76%; từ 41-50 tuổi: 49,47%; từ 51-60 tuổi: 40,74 %; trình độ chuyên môn sau đại học: 1,59%, đại học 91,80%, cao đẳng: 3,17%; trung cấp: 7,67%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 6,35%, trung cấp 92,59 %, sơ cấp 5,29%.

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã: Tổng số: 396. Trong đó nữ:11,4 %; tuổi đời dưới 30 tuổi 0%; từ 31-40 tuổi: 17,17%; từ 41-50 tuổi: 39,14%; từ 51-60 tuổi: 12,88 %; trên tuổi nghỉ hưu 30,8%; trình độ chuyên môn sau đại học: 0 %; đại học 37,37%, cao đẳng: 10,86%, trung cấp: 28,54%, sơ cấp 13,89%, chưa qua đào tạo 9,6%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 1,77%, trung cấp 70,2 %, sơ cấp 19,19%, chưa qua đào tạo: 8,8%.

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã: Tổng số: 397. Trong đó nữ: 1,01 %; tuổi đời dưới 30 tuổi 0%, từ 31-40 tuổi: 6,05 %, từ 41-50 tuổi: 40,05%; từ 51-60 tuổi: 18,39%, trên tuổi nghỉ hưu 41,81%; trình độ chuyên môn sau đại học: 0 %; đại học 13,1%, cao đẳng: 8,31%; trung cấp: 25,94%, sơ cấp 24,43%; chưa qua đào tạo 27,46%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 0,5%, trung cấp 48,1%, sơ cấp 32,49%; chưa qua đào tạo: 18,89%.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã: Tổng số 399. Trong đó nữ: 100%, tuổi đời dưới 30 tuổi 0%, từ 31-40 tuổi: 16,79 %; từ 41-50 tuổi: 38,35%; từ 51-60 tuổi: 19,8 %; trên tuổi nghỉ hưu 25,06 %, trình độ chuyên môn sau đại học: 1%; đại học 44,86%, cao đẳng: 13,03%; trung cấp: 25,31%, sơ cấp 10,03%, chưa qua đào tạo 4,51%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 0,25%, trung cấp 65,66 %, sơ cấp 22,31%, chưa qua đào tạo: 11,78%.

- Chủ tịch Hội Nông dân xã: Tổng số: 388. Trong đó nữ: 8,76 %; tuổi đời dưới 30 tuổi 0%: từ 31-40 tuổi: 15,98 %; từ 41-50 tuổi: 39,43%; từ 51-60 tuổi: 14,95 %; trên tuổi nghỉ hưu 29,64%, trình độ chuyên môn sau đại học: 0,52%; đại học 36,86%, cao đẳng: 16,75%; trung cấp: 25%, sơ cấp 8,25%, chưa qua đào tạo 11,86%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 1,03%, trung cấp 63,92 %, sơ cấp 24,74%, chưa qua đào tạo: 10,31%.

Bí thư Đoàn Thanh niên xã: Tổng số: 397. Trong đó nữ: 15,1 %; tuổi đời dưới 30 tuổi 30,5 %: từ 31-40 tuổi: 61,2 %; trên 41 tuổi: 8,3%, trình độ chuyên môn sau đại học: 1,01%; đại học 62,97%, cao đẳng: 13,85%; trung cấp: 12,34%, sơ cấp 5,29%, chưa qua đào tạo 4,03%; lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 0,25%, trung cấp 53,7%, sơ cấp 24,18%, chưa qua đào tạo: 21,9%.

 

Qua số liệu thống kê về đội ngũ cán bộ cấp xã trên đây có thể nhận thấy: Đội ngũ cán bộ cấp xã của Hà Nội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng; có trình độ, năng lực công tác; có trách nhiệm với công việc, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị...

Đội ngũ cán bộ xã từng bước được nâng lên về trình độ, kiến thức, kỹ năng công tác, đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tận tuỵ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; hiệu quả, điều hành quản lý xã hội, có nhiều tiến bộ, khắc phục được biểu hiện đùn đẩy, né tránh khi giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đạt hiệu quả khá rõ, củng cố niềm tin của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính quyền các cấp.

Tuy vậy, thực tế còn một bộ phận cán bộ xã trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa thực sự nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Một số còn tỏ ra lúng túng, cách làm việc thụ động, nhiều khi có biểu hiện trông chờ, ỷ lại; bất cập về kiến thức, năng lực và kỹ năng công tác. Cán bộ có trình độ ngoại ngữ ngày càng tăng cao cả về số lượng và trình độ văn bằng, chứng chỉ nhưng trên thực tế, việc sử dụng vào công việc còn rất hạn chế. Cán bộ có chứng chỉ về tin học tăng cao nhưng việc khai thác, sử dụng vào công việc chuyên môn còn hạn chế. Việc sử dụng máy tính chủ yếu chỉ để đánh máy và soạn thảo văn bản. 

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng cán bộ: Cần thực hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “ xin - cho”. Chính sách thu hút nhân tài đã và đang được áp dụng cũng là một giải pháp cho các xã thu hút được và ngày càng nhiều cán bộ giỏi về làm việc trong cơ quan nhà nước nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng.

Thứ hai, thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn và chính xác; là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ; đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi người cán bộ phấn đấu, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ nhằm từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương. Việc thực hiện điều động, luân chuyển lãnh đạo các phòng, ban của huyện về giữ các chức danh chủ chốt ở các xã có tình hình phức tạp, yếu kém trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời luân chuyển cán bộ từ xã lên huyện nhằm kết hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở.

Thứ tư, tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Cần thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về các hoạt động, các mặt công tác của địa phương và của từng đơn vị một cách nghiêm túc, toàn diện. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, lấy đó làm gương răn đe; đồng thời cũng phải đảm bảo việc xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất; nếu có vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý ngay. Điều này sẽ tạo thêm hiệu lực cho việc chấp hành kỷ luật hành chính. Phải ngăn ngừa việc tiêu cực ngay trong bản thân những người thực hiện việc thanh tra công vụ bằng cách lựa chọn những cán bộ trong sạch, hiểu biết pháp luật, ý thức kỷ luật cao để làm công tác thanh tra công vụ. Trong quá trình hoạt động, các đoàn thanh tra cần có sự kiểm tra chéo lẫn nhau và phát huy vai trò giám sát, phản biện của nhân dân và của chính đối tượng thanh tra trong hoạt động công vụ. Đẩy mạnh các cuộc sinh hoạt thường kỳ, nhất là sinh hoạt chi bộ, qua đó chỉ ra được những mặt ưu, khuyết điểm, nguyên nhân để đội ngũ cán bộ cấp xã phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu kém.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp. Tiến hành thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đối với cán bộ xã như: chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài; chính sách bố trí, sử dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học về công tác tại xã; chế độ phụ cấp đặc biệt đối với các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi... Qua đây, động viên sự nhiệt tình hăng hái, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ công chức cấp xã, ngăn chặn những tiêu cực của công chức và thực hiện công bằng xã hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần phải được quan tâm thường xuyên, đúng mực. Không chỉ ở trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị mà cả những kỹ năng cần thiết của một cán bộ trong thực thi công vụ: kỹ năng giao tiếp, tiếp đón nhân dân, sự tự tin, sự mạnh dạn trong các cuộc họp…

Thứ sáu, thực hiện chính sách cán bộ không phải chỉ là công việc của riêng Đảng hay chính quyền, mà rất cần sự chung tay giúp sức của toàn bộ hệ thống chính trị, của bản thân những người cán bộ. Cán bộ làm việc trong hệ thống chính quyền cấp xã nên coi trách nhiệm thực hiện chính sách cán bộ cũng là trách nhiệm của các tổ chức đó. Mặt khác, cán bộ xã gắn bó trực tiếp, thường xuyên với gia đình, họ hàng, làng xóm, cùng sống và làm việc với dân làng, bởi vậy phải biết tuyên truyền, động viên nhân dân trong xã ủng hộ, tham gia quá trình thực hiện chính sách đối với cán bộ.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản