Tin mới

Chăm lo đời sống cho người khuyết tật

(Mặt trận) - Ngày 30/12, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2020, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh tham dự.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Học viện Tài Chính

Hội nghị trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa UBTƯ MTTQ Việt Nam và UBTƯ Mặt trận Lào xây dựng đất nước

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại hội nghị. 

Theo ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật. Tính đến cuối năm 2020, cả nước có gần 3 triệu người khuyết tật được cấp giấy chứng nhận khuyết tật. Năm 2020, ngân sách Nhà nước đã bố trí cho địa phương 17.696 tỷ đồng thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ – CP để trợ cấp hàng tháng và mua thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội và 374 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với người khuyết tật.

Đến nay, cả nước có gần 1,1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và hàng triệu người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức của người khuyết tật đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt mọi mặt của người khuyết tật.

Trong năm 2021, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người khuyết tật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, khắc phục những vướng mắc, bất cập cho phù hợp với thực tế của đất nước và với công ước của LHQ về người khuyết tật; chú trọng xây dựng những chính sách đột phá để tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tạo sinh kế ổn định, tự chủ cho người khuyết tật…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, năm 2020 Việt Nam gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 cũng như thiên tai bão lũ nhưng Mặt trận đã luôn đồng hành cùng người dân thực hiện tốt công tác phòng dịch và đạt được những kết quả rất đáng trân trọng.

Trong năm 2020 với nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân trong đó, đặc biệt chăm lo đời sống cho người khuyết tật. Năm 2020, Đảng, Nhà nước vẫn duy trì chính sách hỗ trợ cho hơn 1,1 triệu người khuyết tật nặng.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với người khuyết tật rất cao. Trong đó, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật đã tích cực, trách nhiệm, tham mưu các văn bản, chính sách có liên quan đến việc chăm sóc cho người khuyết tật. Những chính sách này chính là cơ chế để chúng ta cùng thực hiện để Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng thể hiện trách nhiệm xã hội chăm lo cho người khuyết tật.

Năm 2020 do quá nhiều việc đột xuất, MTTQ Việt Nam cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhưng đã tập trung ưu tiên hỗ trợ những đối tượng là người khuyết tật, người dân gặp khó khăn. 

Năm 2021, để nâng cao hơn nữa công tác về người khuyết tật, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, trách nhiệm của các thành viên của Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật cần tăng cường nhiều hơn nữa. Đồng thời các tổ chức tham gia Ủy ban cần có những nội dung, công việc cụ thể để đóng góp vào công việc chung. Trong đó, trách nhiệm của Bộ Y tế rất cao. Tuy nhiên, Bộ Y tế cần tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm, ngăn ngừa được khuyết tật sớm, nhất là trẻ sơ sinh để giảm bớt áp lực đối với người khuyết tật sau này.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản