Tin mới

1 người nhiễm bệnh, hơn 700 người cách ly: Cần một kỷ luật sắt!

Đây là lúc cần sự yêu thương, bao dung và sẻ chia, nhưng cũng là thời điểm cần cả những “bàn tay sắt” nếu không muốn có thêm những ca siêu lây nhiễm, nếu không muốn an toàn cộng đồng bị đe dọa.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

 Trong khi các bác sĩ kêu gọi mọi người ở nhà để tránh lây nhiễm thì có những bệnh nhân bị buộc phải cách ly 14 ngày vẫn đi lễ, tiếp xúc đông người với tần suất 5 lần/ngày. Ảnh Bộ Y tế.

Ca nhiễm thứ 100, nam, 55 tuổi, trở về từ vùng dịch Malaysia. Dù được hướng dẫn cách ly tại nhà, nhưng trong suốt 2 tuần, ông vẫn đi lễ, tới 5 lần/ngày tại thánh đường. Kết quả: TP HCM vừa phải cách lý tới 725 người.

Ca nhiễm thứ 123. Nữ. 18 tuổi. Cũng về từ Malaysia. Và, với chỉ 1 bệnh nhân đầu tiên, Bến Tre hôm 23.3 đã phải ra quyết định cách ly 450 hộ dân, 1.588 nhân khẩu tại ấp Thừa Lợi, xã Thừa Đức, trong khi vẫn tiếp tục yêu cầu những người tiếp xúc với bệnh nhân tự giác đến cơ quan chức năng khai báo y tế để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Phải nói là những trường hợp “siêu lây nhiễm”.

“Siêu lây nhiễm” là từ dùng của TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM sau khi ca nhiễm thứ 34, một doanh nhân, có một lịch tiếp xúc khủng khiếp ở nhiều địa phương gây nhiễm diện rộng trong cộng đồng.

Tại sao ca nhiễm thứ 100 bị buộc phải cách ly vẫn đi lễ liên tục, vẫn tiếp xúc đông người và với tần suất dày đặc như vậy. Có thể vì chủ quan. Có thể vì “một thứ ý thức không có cách gọi nào khác là vô ý thức”. Hoặc cả hai cộng lại. Và hậu quả, không chỉ là gánh nặng kinh tế trong việc phải phong tỏa, cách ly mà sự chủ quan ấy, vượt ra ngoài giới hạn an toàn, đang thực sự gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Chủ trì cuộc họp hôm qua, chắc không ngẫu nhiên, Thủ tướng yêu cầu kiên quyết đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, yêu cầu các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người... trong khi tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, thậm chí xử lý hình sự đối với những trường hợp “gây hậu quả”.

2 tuần này sẽ là 2 tuần cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống dịch. Nhưng để tránh những kịch bản xấu, có lẽ, ngoài lời kêu gọi tự ý thức, chúng ta thực sự cần sự cương quyết, cần một “bàn tay sắt”.

Bàn tay sắt cho những tin đồn, tin giả gây nhiễu loạn, tạo ra sự hoang mang lo lắng không cần thiết.

Bàn tay sắt với những kẻ bất lương lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, thậm chí lừa đảo.

Và bàn tay sắt cả với những trường hợp không tự giác, vô ý thức trong phòng chống dịch bệnh, gây nguy hiểm cho cộng đồng, kể cả việc trốn cách ly lẫn việc tụ tập đông người.

Bây giờ là lúc có thể dùng đến từ “cấm”, như hàng loạt các quốc gia đã áp dụng, thay vì “không nên”. Bởi quy phạm “cấm” ấy trong khuôn khổ pháp luật và vì lợi ích, vì sự an toàn cộng cộng sẽ luôn được sự ủng hộ của người dân.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản