Tin mới

Cảnh báo thừa cấp phó khi sáp nhập bộ máy

Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức Biên Chế khẳng định, việc Bộ Công an bỏ Tổng Cục thì số lượng cấp phó sẽ tăng thêm, cao hơn so với quy định.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Chiều 20/8, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức buổi họp báo thường kỳ thông tin một số vấn đề về tinh giản biên chế; việc Bộ Công an bỏ Tổng Cục nhưng lại “phình” cấp phó và đơn vị trực thuộc; việc sáp nhập sở, ngành; sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã không đủ 50% tiêu chí theo Nghị quyết số 1121 của Bộ Chính trị.

 Bà Đào Thị Hồng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức Biên chế phát biểu tại họp báo.

Thông tin về tình hình thực hiện Nghị quyết của Trung ương về tinh giản biên chế, ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết: Tổng số người tinh giản biên chế theo Nghị định số 108 được Bộ Nội vụ thẩm tra từ năm 2015 đến ngày 6/8/2018 là 39.823 người. Trong đó, theo chính sách được hưởng về hưu trước tuổi là 34.515 người chiếm 86%; hưởng chính sách thôi việc ngay là 5.234 người chiếm 13%.

Tuy nhiên, qua kiểm tra nhận thức của các địa phương đối với việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức chưa thực hiện đầy đủ và toàn diện. Một số địa phương có tình trạng cán bộ nghỉ hưu không tuyển bổ sung mới để tính vào chỉ tiêu tinh giản biên chế.

“Nghị quyết 39 là tinh giản bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Như vậy, chúng ta phải thải loại những người không làm được việc ra khỏi bộ máy nhưng đồng thời phải tuyển dụng, thu hút người tài vào bộ máy, trên cơ sở tái cơ cấu đội ngũ công chức”.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng cho biết, hiện một số Bộ, ngành địa phương đã thực hiện việc tách, nhập, điều chỉnh các Cục, Vụ, Viện phù hợp với tổ chức của Bộ đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế.

Tại địa phương, chính quyền cấp tỉnh ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành, các trung tâm.

Các quyết định thành lập mới, giải thể, chia tách, sáp nhập các cơ quan đơn vị thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân cấp tỉnh theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế theo tinh thần các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị.

Trả lời câu hỏi các cơ quan báo chí liên quan đến những lo ngại trước thời điểm sáp nhập cấp huyện, cấp xã diễn ra việc “chạy chọt, mua ghế?” Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng: “Hai Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giờ sáp nhập là AB thì giờ ai là chủ tịch? Cái đó theo quy trình. Cấp xã do ban phân cấp Đảng làm công tác cán bộ. Ban Thường vụ huyện ủy sẽ có quy trình xem xét cụ thể từ đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn, phương án bố trí. Vì liên quan đến đồng bộ chính sách. Những đồng chí đang làm chủ tịch mà không làm chủ tịch, đang làm lãnh đạo mà không lãnh đạo thì sẽ sắp xếp thế nào? Thời gian trễ bao lâu và quá trình xử lý như nào phải có hướng dẫn”.

Tại buổi họp báo, bà Đào Thị Hồng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức Biên chế khẳng định, việc Bộ Công an bỏ Tổng Cục thì số lượng cấp phó sẽ tăng thêm, cao hơn so với quy định. Bộ Chính trị hiện đã cho ý kiến chỉ đạo, số lượng cấp phó có thể tăng thêm so với quy định nhưng sau khi triển khai thực hiện phải đảm bảo đến năm 2021 số lượng cấp phó phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Chính trị và hiện Bộ Công an cũng cam kết thực hiện đúng theo lộ trình.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản