Tin mới

Chính phủ kêu gọi người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch

(Mặt trận) - Tại giao ban báo chí sáng 11/5, thông tin chuyên đề về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh tới tinh thần chung của Chính phủ là kêu gọi mỗi người dân nhận thức ý thức rõ trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch truyền thống hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi”

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Để thực hiện “mục tiêu kép”, phải cân nhắc giữa thực hiện cách ly, giãn cách xã hội, khoanh vùng dập dịch và phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc tới việc Việt Nam là một trong những nước sớm nhất có ca mắc COVID-19. Ngay từ khi dịch xuất hiện ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra chiến lược phòng, chống dịch. Chiến lược đó được nhất quán từ các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ đến các bộ, ngành. Nhờ thực hiện nhất quán chiến lược, sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia của các lực lượng nòng cốt, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch tốt nhất.

Tính về tổng số ca mắc, hiện Việt Nam đứng thứ 176. Tính về số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 214/220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này thể hiện những vấn đề mang tính nguyên tắc, chiến lược của Việt Nam đến thời điểm này là hoàn toàn đúng đắn.

"Vấn đề này được quan tâm chú trọng từ đầu năm 2020, bởi thực tế nếu một nền y tế như Việt Nam mà nhiều người mắc COVID-19 sẽ hậu quả khôn lường. Do đó, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là toàn dân đã tích cực tham gia chống dịch. Về các bước đi, phương châm trong y tế, chúng ta nêu rất rõ là 5 bước: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị tích cực, những nội dung này đến giờ phút này không thay đổi", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thực hiện chiến lược đã đề ra, đến nay, các biện pháp phòng, chống dịch không thay đổi. Trong từng thời kỳ cụ thể, có những lúc có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, năng lực thực tế nhưng các nguyên tắc mang tính chiến lược không thay đổi. Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu kép, vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, đồng thời tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận Việt Nam đã làm tốt hai nhiệm vụ. Về chi phí chống dịch của Việt Nam, các tổ chức quốc tế đánh giá vẫn là ở mức thấp, có tổn thất cũng lớn nhưng ít nhất nếu so sánh với nguy cơ. Điều này đã làm cho vị thế của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được nâng lên.

Đối với vấn đề vaccine, Phó Thủ tướng cho biết ngay từ giai đoạn đầu, xác định virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại lâu dài, vaccine chống dịch mới là giải pháp căn cơ, lâu dài, Việt Nam đã tìm mọi cách để có nguồn vaccine sớm nhất từ nhập khẩu, sản xuất trong nước để tiêm cho tất cả người dân. Việc này Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đã ban hành Nghị quyết, giao trách nhiệm cho Bộ Y tế thực hiện. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, nguồn vaccine rất khan hiếm nên mặc dù Bộ Y tế rất nỗ lực nhưng từ giờ đến cuối năm chỉ có thể nhập được một số lượng ít, không thể có vaccine tiêm đại trà cho người dân cũng như chưa thể có tác động của vaccine vào miễn dịch cộng đồng một cách đáng kể. Chính vì vậy, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đang có hiện nay.

Trước làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, đối với một số nghi ngại về việc cần thiết giãn cách xã hội hay chưa, Phó Thủ tướng cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa cần thiết thực hiện.

"Điểm này Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã khẳng định xuyên suốt: khoanh vùng gọn nhất, nhanh nhất, nếu chưa đủ chứng cứ để khoanh gọn, tạm thời khoanh vùng rộng hơn. Tuy nhiên, cần khẩn cấp xác định những yếu tố về dịch tễ để có thể thu hẹp, khoanh vùng lại; có sự điều chỉnh phù hợp với tinh thần, năng lực của Việt Nam. Mỗi một lần chống dịch, chúng ta cần nhìn nhận lại một cách rất nghiêm túc", Phó Thủ tướng cho biết.

 Quang cảnh cuộc họp

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại địa phương, Phó Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 là giao trách nhiệm cho các địa phương trên tinh thần "4 tại chỗ", phát huy thẩm quyền của UBND tỉnh/thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương.

Theo đó, các tỉnh căn cứ vào các hướng dẫn chuyên môn, xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động chuẩn bị vật tư, thiết bị cho địa phương theo kịch bản chung của toàn quốc; dựa trên các phân tích chuyên môn, các tỉnh có biện pháp chống dịch an toàn và thực hiện mục tiêu kép trên địa bàn...  

Các tỉnh có đường biên giới cần kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh; xử lý nghiêm khắc các trường hợp nhập cảnh trái phép vi phạm pháp luật; kêu gọi người dân cùng tham gia vào việc phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép.

"Tinh thần chung của Chính phủ là kêu gọi mỗi người dân nhận thức ý thức rõ trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch truyền thống hiện nay", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

 

*) Tính từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 11/5, Việt Nam có thêm 18 ca mắc mới COVID-19. Trong đó, ngoài 2 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, 16 ca bệnh được ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (10 ca), Hà Nội (2 ca), Quảng Trị (2 ca), Bắc Ninh (1 ca), Hải Dương (1 ca) đều là các ca trong khu vực đã được phong tỏa.

Thông tin 2 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh:

- BN3498 cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai: Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, là công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 7/5/2021, bệnh nhân từ Thụy Điển quá cảnh Pháp nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN10 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả xét nghiệm ngày 9/5/2021 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai.

- BN3499 cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai: Bệnh nhân nam, 27 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Ấn Độ. Ngày 7/5/2021, bệnh nhân từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay QR970 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả xét nghiệm ngày 09/5/2021 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai.

Thông tin 16 ca mắc ghi nhận trong nước:

- BN3490 ghi nhận tại Thành phố Hà Nội: Bệnh nhân nam, 31 tuổi, địa chỉ tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; có tiền sử chăm bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- BN3491 ghi nhận tại Thành phố Hà Nội: Bệnh nhân nam, 68 tuổi, địa chỉ tại huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội; bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đến ngày 06/5. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- BN3492-BN3497, BN3504, BN3507 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang; liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Bắc Giang.

- BN3502-BN3503 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang; liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn.

- BN3500 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: Bệnh nhân nữ, 6 tuổi, địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

-  BN3501 ghi nhận tại tỉnh Hải Dương: Bệnh nhân nam, 30 tuổi, địa chỉ tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; là F1 của BN3182. Bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương.

- BN3505 ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị: Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; là F1 của BN3222.

- BN3506 ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, địa chỉ tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; là F1 của BN3222.

Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện các bệnh phổi tỉnh Quảng Trị.

Như vậy, tính đến 12 giờ ngày 11/5, Việt Nam có tổng cộng 2.071 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 501 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 67.877 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 1.018 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 27.641 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 39.218 người.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản