Tin mới

Chính phủ thảo luận nhiều nội dung quan trọng trong phiên họp thường kỳ tháng 7/2018

Tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực. Cũng tại phiên họp, Chính phủ thảo luận nhiều nội dung quan trọng. 

Hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo các Đề cương của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV tại vùng Đông Nam Bộ

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trước hết, Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã tổ chức chu đáo kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ với nhiều hoạt động ý nghĩa trên cả nước, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa.

Về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng nhìn nhận, có chuyển biến tích cực, kết quả tháng 7 khả quan hơn, tốt hơn tháng 6. Lạm phát được kiểm soát. CPI tháng 7 đã giảm 0,09% so với tháng trước. Các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tốt. Khách du lịch quốc tế đạt hơn 9 triệu lượt người, tăng hơn 25%. “Đây là mùa cao điểm, nhất là khách trong nước hết sức nhộn nhịp. Tôi cùng anh Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng có đi dự, chủ trì Hội nghị về thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp ở Đà Lạt (Lâm Đồng) thì thấy không khí rất tấp nập”, Thủ tướng nói.

Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình an ninh trật tự ổn định. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, trong đó, “chúng ta rất vui mừng, đoàn học sinh Việt Nam dự Olympic quốc tế đạt kết quả xuất sắc”. Chúng ta đã tiến hành xử lý nghiêm các vụ tiêu cực trong thi cử.

Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao, dự báo triển vọng tốt của kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, còn một số yếu kém, hạn chế, khó khăn, thách thức và đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận, bàn kỹ các giải pháp, đối sách cụ thể. Trước hết là tình hình thời tiết, mưa bão, lũ lụt tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, nhất là nông nghiệp, ngay sát Hà Nội cũng ngập úng kéo dài. Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu về vấn đề này, nêu rõ các biện pháp, nhất là quản lý hồ đập, công trình thủy lợi.

Mặc dù chỉ số CPI tháng 7 giảm nhẹ, theo Thủ tướng, sức ép lạm phát còn lớn, nhất là trong bối cảnh lãi suất thế giới đang tăng, tỷ giá tăng, xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và đặc biệt, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang diễn ra…

Thủ tướng đề nghị tổ điều hành kinh tế vĩ mô gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương phối hợp xử lý; đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu, báo cáo cụ thể về vấn đề này. “Nếu chỉ lo tăng trưởng mà không lo lạm phát thì không ổn định, nhất là đời sống công nhân, nông dân”.

Cho rằng sản xuất, kinh doanh một số lĩnh vực còn nhiều khó khăn, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, tư lệnh các ngành đề xuất giải pháp tháo gỡ, nhất là giảm các điều kiện kinh doanh, tiếp cận tín dụng, đất đai, các loại phí, chi phí logistic.

Một tồn tại nữa là tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chậm, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt triển khai theo lộ trình. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đưa ra các biện pháp cụ thể và cho rằng, sắp tới đây, Thường trực Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời giao Văn phòng Chính phủ đôn đốc chuẩn bị tốt cho Hội nghị.

Nêu một số vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp như tiêu thụ nông sản, hiện tượng tạm nhập tái xuất nông sản, vật tư nông nghiệp… Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan phát biểu, nêu giải pháp cụ thể.

Về kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và xét tuyển Đại học, cao đẳng năm nay phát sinh tiêu cực tại một số địa phương, gây bức xúc dư luận, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phát biểu về vấn đề này, lưu ý tập trung vào các giải pháp. Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận về việc tổ chức kỳ thi này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị thảo luận về hàng loạt vấn đề về văn hóa, xã hội, môi trường, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh, đối ngoại như giải quyết tình trạng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam; bán, lấn chiếm đất rừng; chương trình tín dụng nông nghiệp công nghệ cao; phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân; tình hình tai nạn giao thông…

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tích cực chuẩn bị tổ chức các hội nghị chuyên đề trong thời gian tới để quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tổ chức thực hiện trên phạm vi quốc gia như doanh nghiệp Nhà nước và quá trình cổ phần hóa, sản xuất, xuất khẩu lâm sản, tình trạng xâm hại trẻ em…

Hôm nay, theo chương trình, Chính phủ họp về xây dựng thể chế pháp luật, thảo luận về các dự án Luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định số: 77/2015/NĐ-CP, 136/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; 161/2016NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Chính phủ sẽ nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày Báo cáo tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết và các văn bản cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh.

Ngày mai, Chính phủ sẽ thảo luận về kinh tế xã hội và các nội dung khác.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản