Tin mới

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang: “APEC - một phần của những thay đổi mang tính bước ngoặt của thế giới ​

“Là cộng đồng doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất, cộng đồng doanh nghiệp APEC chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng trong giai đoạn mới đầy biến động này.

Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Nhiệm vụ của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và các đại biểu tham dự CEO Summit ngày 8.11. Ảnh: SƠN TÙNG

Chúng tôi mong muốn các bạn tiếp tục đồng hành, chung sức tạo động lực mới cho tăng trưởng và liên kết khu vực, để tương lai của thế giới trong thế kỷ 21 thực sự được khởi nguồn từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” - Chủ tịch Nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit) ngày 8.11.

Dấu ấn doanh nghiệp trong thành tựu của APEC

CEO Summit, kéo dài đến hết ngày 10.11, là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp khu vực với sự tham gia của các nhà lãnh đạo APEC, các tổ chức quốc tế và hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực.

Nhấn mạnh APEC là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa Châu Á-Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và là vườn ươm của các ý tưởng mới cho tương lai, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: “Các thành tựu đó của APEC có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mà quý vị là đại diện”.

Nhờ những đóng góp mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành đầu tàu kinh tế năng động, là trung tâm đầu tư, khoa học-công nghệ, đóng góp gần 50% tổng đầu tư, thương mại và gần 60% GDP toàn cầu.

Cộng đồng doanh nghiệp APEC còn đóng vai trò tiên phong trong phát triển các ngành công nghệ, năng lượng mới, các hình thức hợp tác kinh doanh, các lĩnh vực thương mại, đầu tư thế hệ mới, đem lại của cải, vật chất dồi dào hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân.

Mặc dù có những khó khăn, thách thức gay gắt gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, cộng với tình trạng đói nghèo, tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, thiên tai, song với quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nền nền kinh tế thành viên, APEC có thể vươn cao hơn và đi xa hơn nữa... - Chủ tịch Nước nhấn mạnh.

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang phát biểu tại CEO Summit ngày 8.11. Ảnh: SƠN TÙNG

Câu chuyện thần kỳ về phát triển

Để APEC tiếp tục là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cùng các chính phủ giải quyết những vấn đề cấp bách như duy trì đà liên kết và phục hồi kinh tế toàn cầu, phát huy vai trò tiên phong trong tự do hóa thương mại và đầu tư, hoàn tất các Mục tiêu Bogor vào năm 2020.

Chủ tịch Nước nhấn mạnh vào nỗ lực bảo đảm tính bao trùm của phát triển, biến “câu chuyện thần kỳ kinh tế” thành “câu chuyện thần kỳ về phát triển bao trùm” của khu vực; đóng góp vào tiến trình xây dựng và hiện thực hóa tầm nhìn APEC sau năm 2020 về xây dựng một Châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.

Chủ tịch Nước nhấn mạnh, cùng với quá trình đổi mới toàn diện, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực đóng góp vào các cơ chế đa phương. Việc đăng cai Năm APEC lần thứ hai sau đúng 11 năm là minh chứng sinh động thể hiện quyết tâm đó.

* Ông Ian Bremmer, Chủ tịch tập đoàn Eurasia: “Toàn cầu hóa đang đứng trước nhiều thách thức, nhưng các CEO sẽ không lùi bước trước những khó khăn. Mức độ tự tin, lòng tin, doanh thu của các doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục tăng, Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực cho họ niềm tin. Đó là cơ hội để giải quyết sự tách rời của doanh nghiệp với người dân trong quá trình toàn cầu hóa”.

* Ông Philipp Rosler, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF: “Có nhiều người chống đối hiệp định thương mại đa phương. Khi đó chúng ta phải có nhiều biện pháp, chẳng hạn như các phương án song phương. EU đang thảo luận hiệp định song phương với ASEAN. Nếu sau đây có hiệp định thương mại giữa EU và ASEAN sẽ là điều rất tốt. Chúng ta không chống lại những người chống thương mại tự do, nhưng chúng ta có thể tập hợp lại. Thế giới không phải do người bi quan, mà do người lạc quan sở hữu”.

* Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch WB: “Rõ ràng toàn cầu hóa trong vài thập niên qua với tiến bộ công nghệ đã mang lại thịnh vượng chưa từng có, GDP toàn cầu tăng gấp đôi, thương mại tăng gần gấp đôi, hàng tỉ người thoát đói nghèo. Toàn cầu hóa mang lại lợi ích cho cả các quốc gia có thu nhập cao. Điều quan trọng là phải cải tiến làm cho toàn cầu hóa tốt hơn, các trò chơi rõ ràng, áp dụng công bằng. Chống toàn cầu hóa không phải là 1 lựa chọn, chúng ta phải nỗ lực duy trì đà toàn cầu hóa. Ở từng nước, cần xác định ai sẽ bị thiệt, ai được lợi trong quá trình toàn cầu hóa để đào tạo lại kỹ năng, phù hợp trong môi trường mới. Đây là cách thức phù hợp, ứng phó với làn sóng chống tự do hóa thương mại”.

(Trích các ý kiến tại phiên thảo luận Tương lai của Toàn cầu hóa trong khuôn khổ CEO Summit)


* Dự kiến lãnh đạo các nền kinh tế APEC bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte... sẽ có các bài phát biểu quan trọng tại CEO Summit.

* CEO Summit quy tụ các CEO, COO hàng đầu thế giới và Việt Nam như bà Sheryl Sandberg - COO Facebook, ông Scott Price, Phó chủ tịch Global Leverage - Walmart International, ông Jin Liqun - Chủ tịch AIIB, ông Robert E.Moritz - Chủ tịch toàn cầu PWC, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc Vietjet...

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản