Tin mới

Chủ tịch Quốc hội trao Bằng Tổ quốc ghi công tới 73 thân nhân liệt sĩ

(Mặt trận) - Sáng ngày 21/7, tại tỉnh Quảng Nam, Bộ LĐTB&XH và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức trao Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công tới 73 thân nhân gia đình liệt sĩ, đại diện cho 580 Bằng Tổ quốc ghi công được trao nhân dịp Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân các gia đình liệt sĩ - Ảnh: VGP/Thế Phong 

Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (2/7/1947-27/7/2020), do Bộ LĐTB&XH tổ chức. Chương trình thể hiện sự ghi nhận, tri ân và tôn vinh của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tri ân, trao Bằng Tổ quốc ghi công tới thân nhân các gia đình liệt sĩ.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân các gia đình các liệt sĩ, người có công với cách mạng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn manh: Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước, hàng triệu chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống, nằm lại trong lòng đất mẹ, nhiều người trở về không còn lành lặn hoặc bị di chứng nặng nề của chiến tranh, nỗi đau chất độc da cam đã tác động sang đến thế hệ thứ 3 và vẫn còn đang hiện hữu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân các liệt sĩ - Ảnh: VGP/Thế Phong 

Theo Chủ tịch Quốc hội, để đền đáp, tôn vinh sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình liệt sĩ, những thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, trong suốt 73 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với nước với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về ưu đãi đối người có công với cách mạng, đồng thời thường xuyên xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với điều kiện của đất nước, bảo đảm thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi cho đối tượng thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” được toàn dân hưởng ứng thực hiện. Công tác tu bổ, nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ, bia ghi danh, đền thờ liệt sĩ được thực hiện với những nỗ lực cao nhất. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tìm kiếm, quy tập được hàng vạn hài cốt liệt sĩ trong nước và ở các nước bạn Lào, Campuchia, cùng với việc đầu tư, nâng cấp các trung tâm giám định ADN, đã góp phần đẩy nhanh việc xác định danh tính các liệt sĩ, qua đó, góp phần làm vơi đi nỗi đau của thân nhân các gia đình liệt sĩ, những người cha, người mẹ, người vợ, con em liệt sĩ đang khắc khoải đợi chờ.

Cũng trong những năm qua, Bộ LĐTB&XH đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc xem xét, xác nhận đối với người có công với cách mạng do còn vướng mắc một số thông tin chưa được công nhận. Qua 3 năm thực hiện (2017-2019), đến nay đã trình công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 2.204 liệt sĩ, công nhận trên 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, trong đó, có nhiều trường hợp đã hy sinh từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, như: Những đội viên du kích chống càn; những người bị tra tấn đến chết trong tù trong những năm 40, 50 của thế kỷ trước; những chiến sĩ thuộc các dân tộc thiểu số; những tín đồ tôn giáo đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“Có thể nói, đây là công việc rất khó khăn, phức tạp, nhiều hồ sơ không còn giấy tờ gốc nhưng với trách nhiệm và tình cảm, đội ngũ cán bộ làm công tác thương binh và xã hội các cấp từ Trung ương tới địa phương đã nỗ lực hết sức để xác nhận và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân của họ”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng đã cống hiến to lớn cho đất nước, đồng thời biểu dương và đánh giá cao kết quả đạt được của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân người có công với cách mạng. Điều này thể hiện nghĩa tình sâu nặng, trách nhiệm cao cả, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau đối với những người đã cống hiến, đóng góp, hy sinh, vì sự nghiệp cách mạng quang vinh của Đảng, của dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong thời gian tới, ngành LĐTB&XH, cơ quan tham mưu cho Đảng, Nhà nước về việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội, cần phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng, trong đó, chuẩn bị thật tốt dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tới đây. Đồng thời, sớm xem xét, giải quyết những hồ sơ còn tồn đọng, thực hiện ngày càng tốt hơn việc xác nhận đối với những người người có công với cách mạng, góp phần bù đắp những đau thương, mất mát của người có công và gia đình họ.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội, đồng bào trong nước và đồng bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài tiếp tục chung tay chăm lo tốt hơn đời sống vật chất tinh thần đối với người có công, coi đó là tình cảm, vinh dự và trách nhiệm của chúng ta đối với những người đã có công lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tại lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trao 73 Bằng Tổ quốc ghi công tới thân nhân gia đình liệt sĩ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; trao tặng hoa, quà đến đại diện Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng tại tỉnh Quảng Nam.

 Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng trao biển tượng trưng 20 căn nhà tình nghĩa tới 20 gia đình người có công, thân nhân liệt sĩ tỉnh Quảng Nam, trao 200 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tỉnh Quảng Nam.

Sáng cùng ngày, tại tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Quảng Nam tổ chức đoàn đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản