Tin mới

Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động tại mỗi làng nghề

(Mặt trận) - Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghệ Việt Nam nhiệm kỳ IV (2018-2022) ngày 22/6, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh đề nghị Hiệp hội cần tiếp tục đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, góp phần tạo thêm việc làm, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động của các làng nghề và lao động nông thôn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Tại Đại hội, ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Hiện cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề (trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận), thu hút khoảng 11 triệu lao động. Trong năm 2017, ngành hàng Thủ công mỹ nghệ (TCMN) đã có 2.000 doanh nghiệp và cơ sở tham gia xuất khẩu, đạt kim ngạch tới 2 tỷ USD. Đến nay, Hiệp hội đã có 13.113 hội viên. Trong đó riêng nhiệm kỳ III đã kết nạp được 443 hội viên mới ở 34 tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại Đại hội, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh gửi tới Đại hội lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, đồng thời khẳng định, Hiệp hội Làng nghề là một tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, nhiệm kỳ qua, Hiệp hội đã tổ chức, triển khai có kết quả Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ III, đã tích cực tập hợp, đoàn kết các nghệ nhân, doanh nghiệp trong các làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về khôi phục, phát triển và tôn vinh làng nghề Việt Nam.

Cũng theo Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh, thông qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục, trợ giúp, tư vấn, các lớp dạy nghề đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý do Hiệp hội tổ chức đã góp phần tuyên truyền, giáo dục cho hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề. Động viên khả năng lao động sáng tạo của hội viên, hợp tác hỗ trợ giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đoàn kết khắc phục khó khăn, tăng giá trị kinh tế, giá trị văn hóa của các sản phẩm làng nghề truyền thống; chấn hưng làng nghề đã có, phát triển làng nghề mới, nâng cao đời sống lao động nông thôn, góp phần thiết thực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo”, nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động.

“Hiệp hội luôn phát huy vai trò là thành viên của MTTQ Việt Nam. Nhiều cấp hội nghệ nhân, doanh nhân và cán bộ hội viên của hội đã được Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý.”, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh nhấn mạnh.

Để tiếp tục xây dựng, phát triển làng nghề, phố nghề Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh để nghị Hiệp hội tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các hoạt động của “Năm làng nghề truyền thống Việt Nam”, đồng hành với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động. Và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra.

Đồng thời cần tăng cường công tác trợ giúp, tư vấn, dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ hội viên; đặc biệt coi trọng việc truyền nghề của các nghệ nhân lão thành cho lớp thợ trẻ...  nhằm phát triển làng nghề bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cũng cho rằng, Hiệp hội cần tiếp tục đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, góp phần tạo thêm việc làm, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động của các làng nghề và lao động nông thôn; giữ mối liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam để bám sát, phản ánh những vấn đề của làng nghề và tham gia nghiên cứu, bổ sung những chính sách hợp lý phát triển làng nghề.

“Cùng với đó, Hội tiếp tục kiện toàn, củng cố, phát triển hệ thống tổ chức Hội. Không ngừng đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt việc tốt, tôn vinh những nghệ nhân lão thành, doanh nhân giỏi. Xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng vững mạnh và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo đúng yêu cầu chủ đề Đại hội đề ra theo phương châm kết nối cộng đồng làng nghề, bảo tồn văn hóa - phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. ”, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh mong muốn.

Cũng nhân dịp này, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh đã trao tặng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam bức trướng mang dòng chữ “Đoàn kết-Sáng tạo-Hội nhập quốc tế”.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản