Tin mới

Chuẩn bị tưởng niệm 345 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Quý Ân

(Mặt trận) - Ngày 13/1 tới đây, Viện Sử học Việt Nam phối hợp cùng dòng họ Nguyễn Quý tổ chức Lễ tưởng niệm 345 năm ngày sinh và đón nhận tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Theo Ban tổ chức, buổi lễ sẽ chính thức diễn ra vào 8h sáng ngày 13/1/2019 tại Nhà Bái đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Sau lễ tưởng niệm ba vị Đại vương và trao tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân, buổi lễ sẽ tiếp tục với chương trình rước tượng từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám về từ đường dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Nhà thờ Tam Đại vương - Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân, Nguyễn Quý Kính.

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Quý, danh nhân Nguyễn Quý Ân là con trưởng của Thám hoa Nguyễn Quý Đức, cháu Đô đài Ngự sử Nguyễn Quý Cường, chắt Tả lễ công Phúc Thắng.

Ông vốn dòng dõi trâm anh, khi mới sinh ra thiên tư tài mạo, đĩnh ngộ khác thường. Sáu bảy tuổi đã thông hiểu luật làm thơ. Người đời ai cũng khen là tài tử. Đến năm Canh Ngọ (1690) đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 15, thân sinh ra ông là vị Thám hoa phụng mệnh triều đình sung chức Chánh sứ sang sứ Trung Quốc, bèn cho ông đến học quan Thám hoa họ Chu, người xã Bật Ninh, huyện Yên Dũng, là bậc văn chương mô phạm nhất lúc bấy giờ.

Chưa đầy nửa năm học tập chuyên cần, ông đã nghĩa sách thuộc làu, nổi tiếng là bậc danh sĩ.

Năm Quý Dậu (1693) niên hiệu Vĩnh Trị thứ 18, danh nhân Nguyễn Quý Ân ứng thi và đỗ đứng thứ tư trên bảng vàng.

Mùa xuân năm Đinh Sửu (1697) niên hiệu Vĩnh Trị thứ 22, ông thi Hội trúng Tam tràng, tiếp kì thi khoa Sĩ vọng được trúng thứ nhì, tuyển vào hàng Nội thị Văn chức.

Năm Mậu Dần (1698) niên hiệu Vĩnh Trị thứ 23, ông nhậm chức Hồng lô Tự thừa.

Mùa xuân năm Quý Mùi (1703) niên hiệu Vĩnh Trị thứ 28, ông lại thi Hội, trúng Tam tràng, được tuyển vào Nội yết Phiên cung.

Năm Bính Tuất (1706) thời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 2, ông nhậm chức Thông chánh sứ, Ty thông chánh thừa.

Năm Ất Mùi (1715) niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11, kỳ Xuân thí, ông là một trong hai người đỗ: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), không có thí sinh trúng hàng Đệ nhất giáp. Triều đình đặc ơn ban một thớt voi đã thuần phục, với hai cỗ ngựa, mũ áo, cờ biển, vinh quy bái tổ.

Năm Nhâm Dần (1722), vừa đoạn tang thân phụ Thám hoa Đại vương thì ngài thụ bệnh. Năm 1722, danh nhân Nguyễn Quý Ân mất, hưởng thọ 50 tuổi.

Trong cuộc đời có nhiều công lao và đóng góp cho đất nước, ông được triều đình tấn phong là Hoàng giáp Quốc sư Đại vương Thượng đẳng Phúc thần.

Lễ trao tặng tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Kinh cho dòng họ Nguyễn Quý tại Nhà Bái đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, năm 2016.

Năm 2016, Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ban Liên lạc dòng họ Nguyễn Quý đã trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 250 năm ngày mất và trao Tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Kính.

Dòng họ Nguyễn Quý là một trong những dòng họ có nhiều đời nối nhau làm quan và đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Tiêu biểu là gia đình Nguyễn Quý Đức, ba đời kế tiếp nhau đỗ đạt cao và đều trở thành trụ cột của triều đình, là những danh nhân, danh thần. 

Khi mất, ba vị đều được phong phúc thần và thờ làm Thành hoàng làng, và được thờ trong từ đường của dòng họ Nguyễn Quý. Từ đường được xây vào năm 1721, ngày nay vẫn còn ở Đại Mỗ và đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản