Tin mới

COVID-19 ngày 2/12: Việt Nam có 13.698 ca nhiễm mới; Hà Nội tiếp tục thiết lập kỷ lục mới với 509 ca

(Mặt trận) - Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 13.698 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 21 ca nhập cảnh và 13.677 ca ghi nhận trong nước (giảm 829 ca so với ngày trước đó); Hà Nội thiết lập kỷ lục mới với hơn 500 ca Covid-19/ngày tại 30 quận, huyện, thị xã; Số ca tử vong trong ngày 2/12 tại thành phố Hồ Chí Minh tăng cao nhất trong một tháng qua; Lào Cai có F0 là giáo viên, học sinh không rõ nguồn lây; Sơn La điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19; ...

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng, đảng viên

 

Trong số các ca nhiễm mới, có 21 ca nhập cảnh và 13.677 ca ghi nhận trong nước (giảm 829 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 7.538 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.738), Cần Thơ (985), Tây Ninh (768), Sóc Trăng (747), Bà Rịa - Vũng Tàu (637), Đồng Tháp (606), Vĩnh Long (594), Bến Tre (507), Bình Thuận (502), Hà Nội (499), Cà Mau (496), Bạc Liêu (492), Đồng Nai (475), Bình Phước (472), Bình Dương (414), Kiên Giang (405), Khánh Hòa (394), Hậu Giang (296), An Giang (271), Trà Vinh (202), Lâm Đồng (197), Tiền Giang (176), Bình Định (169), Thừa Thiên Huế (143), Hà Giang (120), Thanh Hóa (94), Bắc Ninh (94), Thái Nguyên (87), Đắk Nông (86), Đà Nẵng (82), Long An (81), Nghệ An (69), Ninh Thuận (68), Quảng Nam (66), Nam Định (63), Đắk Lắk (58), Hưng Yên (55), Hòa Bình (47), Phú Yên (44), Hải Dương (39), Quảng Ngãi (38), Hải Phòng (37), Tuyên Quang (33), Lạng Sơn (29), Gia Lai (27), Thái Bình (26), Vĩnh Phúc (24), Phú Thọ (20), Bắc Giang (19), Quảng Ninh (16), Quảng Bình (15), Quảng Trị (14), Cao Bằng (12), Yên Bái (8 ), Lào Cai (7), Hà Nam (5), Kon Tum (5), Sơn La (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Đắk Lắk (giảm 284 ca), Bình Dương (giảm 228 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 119 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bạc Liêu (tăng 80 ca), Bến Tre (tăng 88 ca), TP Hồ Chí Minh (tăng 83 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.568 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.266.288 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.846 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.261.035 ca, trong đó có 1.002.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (473.871 ca), Bình Dương (283.287 ca), Đồng Nai (88.230 ca), Long An (38.404 ca), Tây Ninh (30.125 ca).

Trong ngày 2/12, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 13.258 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.005.310 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.600 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 1/12 đến 17 giờ 30 ngày 2/12, cả nước ghi nhận 210 ca tử vong tại các địa phương:

Tại TP Hồ Chí Minh có 80 ca, trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Nai (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (2), Sóc Trăng (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác có số tử vong như sau: Đồng Nai (23), Cần Thơ (16), An Giang (14), Kiên giang (12), Long An (11), Tây Ninh (, Bình Dương (, Tiền Giang (, Bạc Liêu (6), Đồng Tháp (5), Sóc Trăng (4), Bình Thuận (3), Khánh Hoà (2), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Hà Nội (1), Hà Giang (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 179 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.658 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong ngày 1/12, cả nước có 1.714.026 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 125.164.684 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 72.427.696 liều, tiêm mũi 2 là 52.736.988 liều.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chuẩn bị các phương án về vaccine, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.

Hà Nội thiết lập kỷ lục mới với hơn 500 ca Covid-19/ngày tại 30 quận, huyện, thị xã

 

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 1-12 đến 18h ngày 2-12, trên địa bàn thành phố ghi nhận 509 ca Covid-19, trong đó có 233 ca tại cộng đồng, 198 ca tại khu cách ly và 78 ca tại khu phong tỏa.

Như vậy, sau 2 ngày liên tiếp ghi nhận hơn 460 ca/ngày, hôm nay, Hà Nội đã thiết lập kỷ lục mới với số ca mắc hơn 500 ca/ngày. 509 bệnh nhân mới này được phân bố tại 191 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã: Đống Đa (75), Gia Lâm (45), Ba Đình (41), Thanh Xuân (30), Nam Từ Liêm (25), Hà Đông (23), Hoàn Kiếm (23), Sóc Sơn (20), Thường Tín (19), Chương Mỹ (17), Tây Hồ (17), Hai Bà Trưng (16), Hoài Đức (16), Thanh Oai (16), Bắc Từ Liêm (15), Hoàng Mai (15), Mỹ Đức (15), Đan Phượng (14), Mê Linh (12), Thanh Trì (10), Long Biên, Quốc Oai, Phú Xuyên (5), Phúc Thọ (5), Ba Vì (4), Cầu Giấy (4), Đông Anh (4), Ứng Hòa (4), Thạch Thất (2), Sơn Tây (1).

Riêng 233 ca cộng đồng được phân bố tại 118 xã phường thuộc 29/30 quận huyện: Đống Đa (52), Gia Lâm (20), Sóc Sơn (15), Thanh Xuân (14), Hà Đông (12), Bắc Từ Liêm (11), Hoài Đức (11), Thường Tín (10), Ba Đình (9), Thanh Trì (9), Mỹ Đức, Hoàn Kiếm (7), Nam Từ Liêm (7), Chương Mỹ (6), Đan Phượng (6), Phúc Thọ (5), Thanh Oai (5), Hai Bà Trưng (4), Quốc Oai (4), Hoàng Mai (3), Mê Linh (3), Tây Hồ (3), Long Biên (2), Ứng Hòa (2), Ba Vì (1), Cầu Giấy (1), Đông Anh(1), Thạch Thất (1), Sơn Tây (1).

Trong 24 giờ qua, những địa bàn ghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng là phường Ô Chợ Dừa, phường Thịnh Quang, phường Phương Liên, phường Trung Liệt, phường Thổ Quan (quận Đống Đa); xã Đa Tốn, xã Yên Thường (huyện Gia Lâm); xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn); xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức); phường Khương Trung, phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân); xã Thắng Lợi (huyện Thường Tín); xã Đại Áng, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), phường Hà Cầu (quận Hà Đông); phường Liễu Giai (quận Ba Đình)…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 11.575 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 4.672 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 6.903 ca. 

TP Hồ Chí Minh: Số ca tử vong trong ngày 2/12 tăng cao nhất trong một tháng qua

 

Chiều 2/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận trong 24 giờ qua, TP Hồ Chí Minh có 1.738 ca mắc mới và 80 trường hợp tử vong. Như vậy, cả số ca mắc mới và số ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh đều tăng so với ngày trước đó.

Theo ghi nhận, trong suốt tháng 11, số ca tử vong cao nhất ở TP Hồ Chí Minh là 77 ca, nhưng đầu tháng 12, số ca tử vong đã tăng lên và ngày 2/12 đã tăng cao nhất trong một tháng qua.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, trong số 80 người tử vong ghi nhận trong ngày tại TP Hồ Chí Minh có 9 người chuyển viện từ các tỉnh khác. Trong số những ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh, có 86% kèm bệnh nền, 87,5% có độ tuổi từ 50 trở lên. Không có trường hợp tử vong ở người dưới 18 tuổi và ở phụ nữ mang thai.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, số ca nhập viện tầng 2, 3 trong ngày là 1.249 người, tuy nhiên số ca xuất viện chỉ 1.070 người. Hiện tại các bệnh viện tầng 2, 3 đang điều trị 13.956 người, trong đó có 3.089 người được hỗ trợ hô hấp, thở máy xâm lấn.

Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh cũng đang có 5.666 người đang cách ly điều trị các cơ sở cách ly tập trung và 66.364 người đang cách ly, điều trị tại nhà. Như vậy, hiện Thành phố đang có tổng cộng 85.986 bệnh nhân đang được điều trị, cách ly.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho rằng, số trường hợp nhập viện vẫn cao hơn số bệnh nhân xuất viện cùng với đó là số ca nặng, tử vong vẫn đang có khuynh hướng tăng, đặc biệt tập trung ở nhóm có bệnh lý nền, tuổi trên 50... do đó người dân cần thực hiện phòng bệnh không chỉ vì bản thân mà quan trọng là bảo vệ nhóm người có nguy cơ chuyển bệnh nặng nếu mắc COVID-19.

Trước tình hình số ca mắc mới, ca nhập viện và ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn đề nghị các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận người bệnh COVID-19, trong đó yêu cầu các bệnh viện khẩn trương xây dựng quy mô giường bệnh điều trị COVID-19 trước ngày 10/12. Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện tuyệt đối không được đùn đẩy hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

Lào Cai có F0 là giáo viên, học sinh không rõ nguồn lây

Trung tâm Chỉ huy Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lào Cai cho biết, tính đến 18h ngày 2/12, địa phương ghi nhận thêm 7 ca mắc mới, trong đó có 5 ca trong cộng đồng là giáo viên, học sinh thuộc xã vùng biên Bản Lầu (huyện Mường Khương) và chưa rõ nguồn lây.

Có 5 ca bệnh tại huyện Mường Khương đều thường trú tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. Trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi khởi phát bệnh, các bệnh nhân không ra ngoài tỉnh. Ngoài thời gian đi dạy, đi học, các bệnh nhân có tham gia một số hoạt động trên địa bàn các xã Bản Lầu và Lùng Vai (huyện Mường Khương); đến một số địa điểm thuộc phường Kim Tân, thành phố Lào Cai.

Trong số các ca bệnh này có 3 bệnh nhân đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19, 2 bệnh nhân còn lại chưa đủ tuổi tiêm vaccine.

Lực lượng chức năng đã thiết lập khu cách ly tại Trường Tiểu học Na Lốc (Bản Lầu); lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho tất cả giáo viên, học sinh, và những địa điểm liên quan đến các bệnh nhân để phát hiện sớm ca bệnh trong cộng đồng; xử lý, phun tiêu độc khử trùng tại các địa điểm có liên quan đến ca bệnh.

Tính đến 18h ngày 2/11, Lào Cai truy vết và lấy mẫu xét nghiệm được 456 trường hợp F1 và 5.011 trường hợp F2 liên quan đến chùm ca bệnh tại huyện Mương Khương. Hiện tại, những trường hợp này đã được quản lý, cách ly theo quy định và đang tiếp tục điều tra các trường hợp liên quan.

Chiều cùng ngày, UBND huyện Mường Khương đã có văn bản hỏa tốc số 2924/UBND-VX chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội đối với 7 thôn của xã Bản Lầu.

Theo đó, 7 thôn của xã Bản Lầu sẽ thực hiện giãn cách xã hội. Từ ngày 2/12, tạm dừng hoạt động kinh doanh, trao đổi, mua bán tại chợ xã Bản Lầu, chợ Lùng Vai. Riêng chợ trung tâm ở thị trấn Mường Khương chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cho đến khi có thông báo mới; tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, karaoke... các hoạt động có tập trung từ trên 20 người trở lên ngoài phạm vi công sở, tiệc cưới hỏi, liên hoan, gặp mặt; tạm dừng hoạt động tiếp công dân ở trụ sở xã, thị trấn; các quán cơm, giải khát chỉ bán cho khách mang về. Ngoài 5 bệnh nhân trên Lào Cai còn phát hiện hai bệnh nhân khác đã xác định được nguồn lây từ tỉnh ngoài. 

Tính đến 18h ngày 2/12, Lào Cai ghi nhận tổng cộng 95 bệnh nhân COVID-19, trong đó, 153 bệnh nhân đã điều trị khỏi và ra viện. Hiện còn 42 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại địa phương.

Sơn La điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19

Sở Y tế tỉnh Sơn La vừa ban hành Thông báo số 379/TB-SYT điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La theo các tiêu chí tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.

Cụ thể, tỉnh Sơn La cùng 12 huyện, thành phố và 202 xã, phường, thị trấn ở cấp độ dịch 1; riêng 2 xã Mường Do (huyện Phù Yên) và Chiềng En (huyện Sông Mã) ở cấp độ dịch 2.  

Trước đó, ngày 9/11, theo thông báo của Sở Y tế tỉnh Sơn La, cấp độ dịch của toàn tỉnh cùng 203 xã, phường, thị trấn là cấp độ 1; riêng xã Mường Do (huyện Phù Yên) là cấp độ 2. 

Từ ngày 5/10 đến chiều 2/12, tỉnh Sơn La đã phát hiện 120 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch và một số trường hợp lây nhiễm thứ phát trong tỉnh.

Tính đến 7 giờ ngày 2/12, tỉnh Sơn La có 6.230 người theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.

Tỉnh đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên được 906.206 mũi, trong đó có 259.209 mũi 2 và 13.714 mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.

Bến Tre: Số ca mắc COVID-19 cao hơn 6,5 lần so với đỉnh dịch tháng 7/2021

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh họa: TTXVN 

Tại hội nghị giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bến Tre chiều 2/12, ông Nguyễn Hữu Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, trong 7 ngày gần đây số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, trung bình 416 ca/ngày, cao hơn 6,5 lần so với đỉnh dịch tháng 7/2021 (dưới 55 ca/ngày). Hiện toàn tỉnh không còn địa phương "màu xanh", tương ứng cấp độ 1 - "nguy cơ thấp".

Theo đó, số ca bệnh tăng ở tất cả các huyện/thành phố; trong đó tăng cao nhất là huyện Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và thành phố Bến Tre. Các ca bệnh ghi nhận tại cộng đồng chiếm đến 59,7%, khu công nghiệp là 27,3%, khu cách ly là 9%,... Hiện toàn tỉnh có 2/9 đơn vị hành chính cấp huyện đang ở cấp độ 4 - "nguy cơ rất cao" và 7 đơn vị còn lại ở cấp độ 3 - "nguy cơ cao". Đối với cấp xã có 37 xã thuộc cấp độ 4, 80 xã ở cấp độ 3, 40 xã ở cấp độ 2.

Đến chiều 2/12, toàn tỉnh ghi nhận 8.718 ca mắc COVID-19, trong đó 69 trường hợp tử vong. Hiện địa phương đang điều trị cho 3.090 bệnh nhân (trong đó có 300 bệnh nhân đang điều trị tại nhà ở 4 huyện như thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày). Trong số các bệnh nhân điều trị, có 53,3% bệnh nhân đã tiêm đủ 2 liều vaccine, 24,89% bệnh nhân đã tiêm 1 mũi, 20,94% chưa tiêm vaccine, 0,87% chưa rõ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp, xuất hiện ngày càng nhiều ổ dịch trong cộng đồng và các cơ sở lao động, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các cơ sở điều trị F0 không triệu chứng tại địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu nặng, chuyển viện sớm - kịp thời; đồng thời các ổ dịch khoanh vùng dập dịch sớm, triệt để, không để dịch lan rộng. Bên cạnh đó, các cơ sở theo dõi chặt chẽ sức khỏe người lao động, phát hiện sớm các trường hợp có triệu chứng và thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Sở Y tế; tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh tại các cơ sở y tế.

Theo ông Nguyễn Hữu Định, cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ COVID cộng đồng trong việc quản lý F1 cách ly tại nhà; tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức để phát hiện người ngoài tỉnh về, khai báo y tế, thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà, liên hệ ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng để được tư vấn, hướng dẫn. Ngoài ra, các địa phương cần rà soát, bổ sung vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch trong tình huống số ca mắc tăng cao; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đặc biệt là đối tượng trên 50 tuổi...

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh, đến nay Bến Tre đã phủ một mũi vaccine phòng COVID-19 cho trên 1 triệu người dân từ 18 tuổi trở lên, chiếm 96,21%; trong đó trên 709.000 người dân đã tiêm đủ 2 mũi (chiếm 68,10%). Ngoài ra, tỉnh cũng đã tiêm mũi 1 cho 36.259 học sinh trung học phổ thông (chiếm 97,8%) và 42.352 học sinh trung học cơ sở.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản