Tin mới

COVID-19 ngày 29/11: Việt Nam ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới; Hà Nội ghi nhận số ca mắc kỷ lục với 220 ca cộng đồng

(Mặt trận) - Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 12 ca nhập cảnh và 13.758 ca ghi nhận trong nước (tăng 830 ca so với ngày trước đó); Hà Nội ghi nhận số ca mắc kỷ lục 390 ca/ngày, trong đó có 220 ca tại cộng đồngHà Nội ghi nhận số ca mắc kỷ lục 390 ca/ngày, trong đó có 220 ca tại cộng đồng; Bạc Liêu: Khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch; Đồng Tháp có 1.348 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, nơi cư trú; ... đó là một số thông tin nổi bật về tình hình COVID-19 trong ngày 29/11 trên cả nước.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong lịch sử Việt Nam, được kế thừa và phát huy hơn nữa trong công cuộc đổi mới

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 

Việt Nam ghi nhận 13.770 ca nhiễm COVID-19 mới, thêm 173 ca tử vong

Tính từ 16 giờ ngày 28/11 đến 16 giờ ngày 29/11, Việt Nam ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong ngày có 173 ca tử vong. Trong số các ca nhiễm mới có 12 ca nhập cảnh và 13.758 ca ghi nhận trong nước (tăng 830 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.601 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số ca mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.554), Cần Thơ (913), Tây Ninh (719), Bình Dương (697), Bà Rịa - Vũng Tàu (648), Đồng Tháp (608), Sóc Trăng (588), Bình Thuận (576), Trà Vinh (560), Vĩnh Long (559), Đồng Nai (548), Bạc Liêu (544), Bình Phước (516), Kiên Giang (443), Hà Nội (429), Cà Mau (396), An Giang (375), Bến Tre (335), Khánh Hòa (308), Hậu Giang (294), Bình Định (195), Lâm Đồng (174), Hà Giang (163), Bắc Ninh (145), Nghệ An (143), Long An (122), Thừa Thiên Huế (119), Đắk Nông (88), Thanh Hóa (87), Quảng Nam (84), Hải Dương (69), Đà Nẵng (65), Ninh Thuận (56), Nam Định (55), Phú Thọ (54), Vĩnh Phúc (50), Tiền Giang (50), Quảng Ngãi (47), Hòa Bình (46), Thái Nguyên (39), Hải Phòng (36), Phú Yên (35), Tuyên Quang (30), Gia Lai (26), Hưng Yên (22), Lạng Sơn (20), Quảng Bình (18), Quảng Trị (18), Yên Bái (17), Cao Bằng (13), Hà Nam (11), Bắc Giang (11), Quảng Ninh (9), Ninh Bình (9), Kon Tum (7), Thái Bình (7), Điện Biên (4), Lào Cai (3), Sơn La (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Bến Tre (giảm 157 ca), Tiền Giang (giảm 105 ca), Hải Phòng (giảm 92 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: An Giang (tăng 160 ca), Hà Nội (tăng 152 ca), Bà Rịa – Vũng Tàu (tăng 117 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.596 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.224.110 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.419 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.218.886 ca, trong đó có 971.907 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP. Hồ Chí Minh (468.961 ca), Bình Dương (281.605 ca), Đồng Nai (86.732 ca), Long An (38.161 ca), Tiền Giang (27.901 ca).

Trong ngày 29/11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 16.088 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 974.724 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.413 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 28/11 đến 17 giờ 30 ngày 29/11, cả nước ghi nhận 173 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh có 62 ca, trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm: Long An (7), Bạc Liêu (1), Bến Tre (1), Quãng Ngãi (1), Đồng Nai (1). Tại các tỉnh, thành phố khác như: Bình Dương (22), Đồng Nai (12), An Giang (10), Tiền Giang (10), Cần Thơ (10), Tây Ninh (, Vĩnh Long (7), Kiên Giang (7), Đồng Tháp (6), Long An (5), Cà Mau (3), Trà Vinh (2), Sóc Trăng (2), Bình Thuận (2), Khánh Hòa (1), Đắk Nông (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1), Bạc Liêu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 158 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.055 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong ngày 28/11, cả nước có 1.231.057 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 120.644.108 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 70.958.765 liều, tiêm mũi 2 là 49.685.343 liều.

Bộ Y tế vừa chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron) của virus SARS-CoV-2 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.

Đồng thời, các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.

Hà Nội ghi nhận số ca mắc kỷ lục 390 ca/ngày, trong đó có 220 ca tại cộng đồng

Nhân viên y tế làm công tác lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+) 

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 28-11 đến 29-11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 390 ca dương tính với SARS-Cov-2, trong đó có 220 ca tại cộng đồng, 109 ca tại khu cách ly và 61 ca tại khu phong tỏa. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc mới và số ca Covid-19 cộng đồng kỷ lục từ khi dịch Covid-19 xuất hiện trên địa bàn thành phố.

390 bệnh nhân được phân bố tại 139 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã: Đống Đa (177), Đông Anh (23), Đan Phượng (23), Gia Lâm (23), Quốc Oai (16), Hoài Đức (15), Hai Bà Trưng (11), Mê Linh (11), Ba Đình (10), Hà Đông (10), Bắc Từ Liêm (8), Thanh Oai (8), Thường Tín (7), Hoàn Kiếm (6), Tây Hồ (6), Chương Mỹ (5), Sơn Tây (5), Mỹ Đức (4), Thanh Xuân (4), Phú Xuyên (3),  Ba Vì (3), Sóc Sơn (2), Ứng Hòa (2), Cầu Giấy (1), Long Biên (1), Nam Từ Liêm (1), Thạch Thất (1), Thanh Trì (1).

Riêng 220 ca cộng đồng được phân bố tại 87 xã, phường thuộc 28/30 quận huyện, thị xã: Đống Đa (115), Đan Phượng (22), Gia Lâm (12), Đông Anh (10), Hoài Đức (9), Đông Anh (7), Mê Linh (6), Tây Hồ (6), Thường Tín (3), Hà Đông (3), Thanh Oai (3), Gia Lâm (2),  Hoàng Mai (2), Quốc Oai (2), Thanh Xuân (2), Ba Vì (2), Sóc Sơn (2), Sơn Tây (2), Ba Đình (1), Cầu Giấy (1), Bắc Từ Liêm (1), Long Biên (1), Nam Từ Liêm (1), Mỹ Đức (1), Thanh Oai (1), Thanh Trì (1), Thường Tín (1), Ứng Hòa (1).

Các ca cộng đồng được ghi nhận trong 24 giờ qua chủ yếu ở xã Tân Lập, thị trấn Phùng, xã Thượng Mỗ, xã Hạ Mỗ, xã Tân Hội (huyện Đan Phượng); xã Vân Nội, thị trấn Đông Anh, xã Nguyên Khê, xã Kim Chung (huyện Đông Anh); phường Khương Thượng, phường Ô Chợ Dừa, phường Trung Phụng, phường Cát Linh, phường Phương Liên, phường Thịnh Quang, phường Khâm Thiên, phường Thổ Quan (quận Đống Đa); thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm); xã Phú Cát (huyện Quốc Oai); xã Nhị Khê (huyện Thường Tín); xã Vân Canh (huyện Hoài Đức); phường Bưởi (quận Tây Hồ)…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 10.059 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 3.963 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 6.096 ca.

Bạc Liêu: Khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch

Ngày 29/11, tại cuộc họp trực tuyến để đánh giá về diễn biến tình hình dịch COVID-19 và đề ra biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới, lãnh đạo ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu đánh giá nguyên nhân dẫn đến số F0 tăng trong tuần qua là do sự di chuyển của người dân, một số người còn chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch vì nghĩ rằng mình đã được tiêm vaccine; tại các khu phong tỏa chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ cho nên số ca nhiễm còn cao…

Cụ thể, trong tuần từ ngày 22 – 28/11, tổng số ca mắc mới là 3.388 ca (tăng hơn tuần trước đó 1.098 ca), trong đó mắc mới trong cộng đồng là 1.416 ca (tăng 146 ca). Riêng trong 24 giờ qua, có 544 người mắc mới.

Toàn tỉnh hiện có 11 cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó tại Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai đang điều trị hơn 1.500 ca. Số người đang cách ly tập trung gần 1.700 người, trong đó F1 hơn 1.300 người.

Đến nay, tỉnh đã nhận trên 1,12 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine mũi một đạt hơn 97%, tiêm mũi 2 đạt gần 72%. Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm vaccine mũi 1 đạt hơn 94%.

Cũng tại cuộc họp, đại diện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thị xã Giá Rai, huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình cho biết đang thực hiện thí điểm điều trị một số F0 không triệu chứng tại nhà, tuy nhiên do lực lượng y tế mỏng nên việc giám sát, theo dõi gặp khó khăn. Một số xã, phường bày tỏ lo lắng không kiểm soát được, làm lây lan dịch bệnh hoặc khi bệnh nhân chuyển nặng không xử lý kịp.

Để khắc phục thực trạng trên, ông Phạm Văn Thiều, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế có văn bản cho các địa phương thực hiện các nội dung theo sự tham mưu của Đoàn công tác Bệnh viên Chợ Rẫy, nhất là việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà; công tác truy vết... Đối với các địa phương còn thực hiện cách ly tập trung F1 quá nhiều vừa tốn kinh phí, gây quá tải, nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, phải thực hiện cách ly F1 tại nhà, phân công đoàn viên, hội viên, đảng viên giám sát chặt chẽ.

Các địa phương, ban, ngành, đoàn thể phải tiếp tục tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân, dù có tiêm vaccine đủ 2 mũi vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Các địa phương trong tỉnh phải mạnh dạn thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà và phải có đội phản ứng nhanh.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Bạc Liêu Lữ Văn Hùng cũng đề nghị tỉnh vẫn giữ cấp độ dịch là cấp độ 3 và giữ đúng các quy định phòng dịch như trong tuần qua. Tỉnh thống nhất cho phép dỡ bỏ các chốt kiểm soát liên tỉnh nhưng phải luôn sẵn sàng về cơ sở vật chất và con người khi có yêu cầu. Đối với người từ ngoài tỉnh vào phải khai báo y tế, nếu để xảy ra dịch thì phải xử lý; việc phong tỏa phải thật chặt và diện hẹp; tăng cường phòng, chống dịch trong cơ quan nhà nước.

Đồng Tháp có 1.348 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, nơi cư trú

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh Trường Trung học Cơ sở Kim Hồng (thành phố Cao Lãnh). (Ảnh: Nhựt An/TTXVN) 

Ngày 29/11, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận thêm 608 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 154 ca trong các cơ sở cách ly y tế, 241 ca trong khu phong tỏa, 178 ca trong cộng đồng...

Trên địa bàn đang điều trị 7.055 ca mắc, trong đó có 6.749 ca không triệu chứng, triệu chứng nhẹ; 1.348 ca đang điều trị tại nhà, nơi cư trú.

Người mắc COVID-19 được điều trị, quản lý tại nhà, nơi lưu trú là các trường hợp bảo đảm các tiêu chí như: Người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ; không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần/phút, SpO2 lớn hơn hoặc bằng 96% khi thở khí trời... Ngoài ra, các trường hợp này còn phải đáp ứng thêm các tiêu chí: Đã tiêm đủ liều hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày, người mắc COVID-19 tái dương tính hoặc có đủ 3 yếu tố là trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi không có bệnh nền, không đang mang thai.

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu yêu cầu Sở Y tế ban hành hướng dẫn cụ thể về cách ly, xét nghiệm, điều trị trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và triển khai xét nghiệm, cách lý, quản lý F1, F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế. UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện cách ly, xét nghiệm, điều trị không để hệ thống y tế quá tải; phối hợp với Sở Y tế bảo đảm các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị tại trạm y tế cố định và trạm y tế lưu động.

Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết, thực tế điều trị F0 tại địa phương cho thấy, đối với các loại thuốc kháng đông, kháng viêm cần có chỉ định của bác sĩ, còn đối với thuốc kháng virus Molnupiravir, nếu cho điều trị sớm thì tỉ lệ có dấu hiệu chuyển nặng rất thấp. Vì vậy, Đồng Tháp kiến nghị Bộ Y tế cấp thêm thuốc Molnupiravir để điều trị sớm cho các ca mắc mới.

Trước diễn biến dịch phức tạp, lây lan nhanh trong cộng đồng, tỉnh Đồng Tháp đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19. Tính đến ngày 29/11, tỉnh đã tiêm mũi 1 đạt 90,79% người, mũi 2 đạt 64,38% người trên 18 tuổi.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản