Tin mới

Đại hội XIII của Đảng: Chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

(Mặt trận) -  Sáng 27/1, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Lê Hồng Quang đã có tham luận trong phiên thảo luận tại hội trường Đại hội XIII của Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tham luận. Ảnh: TTXVN 

Đổi mới toàn diện, xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh

Tham luận về chủ đề “Tiếp tục đổi mới toàn diện, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Đại tướng Tô Lâm nêu rõ: Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Công an nhân dân đã chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân triển khai toàn diện các mặt công tác, quyết liệt đổi mới, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, đạt những kết quả, thành tựu quan trọng, tạo dấu ấn nổi bật. Trong đó, Đảng bộ Công an Trung ương và toàn lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng; tham mưu Bộ Chính trị ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận quan trọng có tính chiến lược về bảo đảm an ninh trật tự.

Lực lượng Công an nhân dân đã chủ động, thường xuyên nắm chắc và dự báo sát, đúng tình hình từ xa, từ sớm, từ cơ sở, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước đề ra và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, quan điểm có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài về bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Qua đó, tạo môi trường hòa bình, ổn định, để phát triển kinh tế - xã hội mở rộng đối ngoại, nâng tầm vị thế đất nước. “Đây là thành tựu bao trùm và quan trọng nhất”, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, Bộ trưởng Tô Lâm đề xuất 6 vấn đề theo hướng: Bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ những quan điểm, nội dung mới, nội dung cơ bản, cốt lõi mà dự thảo Báo cáo chính trị đề cập và đó cũng là những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà lực lượng Công an nhân dân tập trung thực hiện trong những năm tới.

Trong 6 vấn đề, đáng chú ý, Đảng bộ Công an Trung ương và toàn lực lượng Công an nhân dân sẽ tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để làm cơ sở tiếp tục đổi mới toàn diện các mặt công tác công an. Lực lượng Công an nhân dân chủ động nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, từ cơ sở trong mọi tình huống; nắm tình hình từ khi mới khởi nguồn các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền và an ninh của đất nước. Giữ vững thế chủ động chiến lược, không để bị động, bất ngờ...

Lực lượng Công an nhân dân tập trung xây dựng thế trận lòng dân vững chắc về an ninh trật tự; phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền an ninh nhân dân. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an xã trong bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở, theo phương châm: “Trọng dân, gần dân, lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an”; tập trung xây dựng từng thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân - Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại

Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày tham luận. Ảnh: TTXVN 

Thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội, tham luận do Thượng tướng Phan Văn Giang trình bày làm rõ kết quả và đề xuất một số nội dung chủ yếu về “Củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chỉnh quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Khái quát bối cảnh tình hình, những yếu tố tác động đến tình hình thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của đất nước trong 5 năm qua, Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; tập trung củng cố tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tiếp tục giữ vững, phát huy bản chất, truyền thống Quân đội anh hùng, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, trong đó có một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, với nhiều dấu ấn nổi bật, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.

Từ thực tiễn thực hiện chủ trương xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân, một số bài học kinh nghiệm đã được đúc kết, trong đó, Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị về nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội và sự nghiệp quốc phòng.

Đồng thời, nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân được xác định phải bắt đầu từ xây dựng thế trận quân sự, dựa vào dân, xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, lấy xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc là then chốt; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nghệ thuật quân sự Việt Nam bảo đảm đồng bộ, thống nhất.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, Đảng tiếp tục tập trung lãnh đạo Quân đội, các lực lượng chức năng tăng cường cảnh giác, nâng cao năng lực dự báo, tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nghiên cứu xác định chủ trương, giải pháp tổng thể, cơ bản, lâu dài, hóa giải nguy cơ xung đột từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; chủ động, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và công cuộc lao động hòa bình của nhân dân.

Đồng thời, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh cần tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, trọng tâm là khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; nâng cao chất lượng xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ các cấp gắn kết chặt chẽ với thế trận phòng thủ của các quân khu.

Nhấn mạnh vai trò của việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; xây dựng, phát huy hiệu quả các đoàn, khu kinh tế - quốc phòng ở vùng biên giới, biển, đảo, địa bàn chiến lược, trọng điểm, tạo thế trận, “phên dậu” vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài, Thượng tướng Phan Văn Giang cho rằng, cần tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học quân sự; thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng tự chủ, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng thực chất, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội, tập trung lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại; chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh, tiêu biểu, mẫu mực; xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao, phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thay mặt Đảng bộ Quân đội, Thượng tướng Phan Văn Giang bày tỏ tin tưởng, trong nhiệm kỳ tới, nhiệm vụ củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại sẽ đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Xây dựng nền tư pháp văn minh, hiện đại vì nhân dân phục vụ

Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực Toà án nhân Tối cao tại Đại hội. Ảnh: TTXVN 

Tham luận về nội dung cải cách tư pháp, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Lê Hồng Quang nhấn mạnh: Xây dựng đất nước hùng cường gắn với xây dựng nền tư pháp văn minh, hiện đại là nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới.

Về những quan điểm đổi mới, đại biểu Lê Hồng Quang nhấn mạnh: "Trước đây, chúng ta coi việc giúp dân là làm thay cho dân, nhưng với tư duy đổi mới, Tòa án giúp dân chính là mang lại công lý, công bằng cho người dân. Do đó, các phán quyết của Tòa án không chỉ căn cứ vào chứng cứ có trong hồ sơ mà còn dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa".

Qua cải cách, Tòa án thể hiện sự gần dân, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính tư pháp, minh bạch trong ban hành, công bố bản án, quyết định và phát triển án lệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để người dân tiếp cận hoạt động tố tụng. "Ngày nay, với sự giúp sức và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, khoảng cách gần dân về địa lý thay thế bằng việc phục vụ người dân ngay trên môi trường mạng, tương tác với người dân ở bất cứ đâu và bất kỳ khi nào mà không cần phải đến trụ sở Tòa án" - đại biểu Lê Hồng Quang cho biết.

Bên cạnh đó, Tòa án giải quyết xét xử các tranh chấp trong dân trên nền tảng pháp luật nhưng không tách rời đời sống hàng ngày, phải hiểu dân tường tận. "Thẩm phán giờ đây không những tinh thông nghiệp vụ, giỏi kỹ năng xét xử mà cần phải am tường từ thực tiễn xã hội, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, những khó khăn của người dân ở nhiều góc độ để có phương pháp giải quyết phù hợp, từ đó đưa ra phán quyết công tâm, có sức thuyết phục" - đại biểu Lê Hồng Quang nhấn mạnh.

Bên cạnh thành tựu đạt được thời gian qua, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao cho biết, việc vận dụng và phát huy phương châm lấy dân làm gốc trong hoạt động tư pháp vẫn còn tồn tại nhất định. Việc cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Vai trò giám sát, chưa phát huy hết thế mạnh pháp luật về tố tụng còn bất cập. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp đôi lúc chưa bắt kịp những đổi mới về kinh tế xã hội. Việc phân định một số chức năng, nhiệm vụ chưa đồng bộ.

Đẩy mạnh cải cách tư pháp là xu thế tất yếu nhằm tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền, do đó, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao đề xuất 8 quan điểm, nhiệm vụ cải cách tư pháp giai đoạn tới.

Trong các quan quan điểm đề xuất, đáng chú ý, Tòa án kiên định nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, thống nhất và trực tiếp đối với cơ quan tư pháp. Đồng thời cải cách tư pháp vì sự phát triển của đất nước; xác định cải cách tư pháp là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.

Xây dựng nền tư pháp vì nhân dân phục vụ, hoạt động tư pháp, người dân vào vị trí trung tâm tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động theo hướng đảm bảo trong sạch, tinh gọn, hiệu quả. Hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân thông qua hoạt động hoàn thiện chế định hội thẩm nhân dân. Đồng thời hoàn thiện cơ chế giám sát đặc thù của cơ quan dân cử và nhân dân đối với hoạt động hoạt động tư pháp; tận dụng sự phát triển công nghệ thông tin hướng tới xây dựng Tòa án thông minh, Tòa án điện tử. Đề cao vị trí, vai trò của cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong hệ thống chính trị, xác định đây là thiết chế độc lập, có cơ chế bảo đảm độc lập tư pháp…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản