Tin mới

Dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, nuôi dưỡng hoài bão lớn và khát vọng vươn lên

(Mặt trận) - Gặp mặt Đoàn đại biểu tham dự Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các Thương hiệu mạnh Việt Nam chiều ngày 12/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp phát huy tinh thần dân tộc, xây dựng tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh, tư duy đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, nuôi dưỡng hoài bão lớn và khát vọng vươn lên, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và nâng cao năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp mặt 

Cùng dự cuộc gặp mặt có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Ưu tiên triển khai các chính sách liên ngành, liên địa phương

Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các Thương hiệu mạnh Việt Nam do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu trong ứng dụng khoa học và công nghệ. Tại cuộc gặp, Lãnh đạo các doanh nghiệp bày tỏ đánh giá cao các quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thời gian qua.

Với Quốc hội, Lãnh đạo các doanh nghiệp trân trọng cảm ơn các quyết sách hết sức quan trọng ngay tại Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV với việc ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã tạo cơ sở pháp lý cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thực hiện nhiều chính sách, biện pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Những quyết sách vừa qua, theo đại diện Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Masan, đã thể hiện sâu sắc quan điểm mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh “mọi quyết sách của Quốc hội đều phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp”.

Lãnh đạo các doanh nghiệp mong muốn tại Kỳ họp thứ Hai tới, Quốc hội sẽ tập trung xem xét và có thêm các chính sách thiết thực, đột phá nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp thích ứng linh hoạt, sống chung an toàn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu kép. Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt mong muốn Quốc hội dành ưu tiên cho việc triển khai các chính sách liên ngành, liên địa phương nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân đồng lòng, yên tâm thực hiện nghiêm chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, thích ứng linh hoạt, sống chung an toàn với dịch bệnh, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt đại biểu dự Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam 

Tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng trước những cú “sốc”

Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, không chỉ là doanh nghiệp trong nước mà còn cả doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao vai trò quan trọng của lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội nhưng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo thích ứng với hoàn cảnh khó khăn, vượt qua những thách thức do đại dịch mang lại. Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch nhưng nhiều doanh nghiệp, doanh nhân không quên trách nhiệm với cộng đồng xã hội, chung tay với các cấp chính quyền phòng, chống dịch.

Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ, từ cuối tháng 9 đến nay đã có nhiều cuộc làm việc trực tiếp, trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện giới doanh nhân Việt Nam… để lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống luật pháp thích ứng với điều kiện bình thường mới do tác động của đại dịch Covid-19. Các đề xuất, kiến nghị đã được giao lại cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét theo thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội cũng đã thống nhất sẽ tổ chức cuộc gặp định kỳ với VCCI và các doanh nhân, doanh nghiệp để qua đó xây dựng chính sách pháp luật tốt hơn.

Ngay trong phiên họp chiều 12.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã bàn thảo rất kỹ về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, trong đó, thống nhất rất cao về việc phải đặt tái cơ cấu nền kinh tế gắn với một chương trình tổng thể về thích ứng, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tăng tính tự chủ của nền kinh tế, tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng trước những cú “sốc” do bất ổn kinh tế vĩ mô bên ngoài hoặc dịch bệnh, biến đối khí hậu… Về phục hồi kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất cao phải tiếp tục kích thích, thúc đẩy cả “tổng cung” và “tổng cầu”, có những điều chỉnh trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với quy mô cần thiết để thích ứng, giảm thiểu thiệt hại và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. “Chính phủ và Quốc hội đang tích cực nghiên cứu để thực hiện”. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, ngay trong tuần này sẽ làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số cơ quan liên quan để đánh giá thực trạng dư địa của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ và định hướng sắp tới phối hợp hai chính sách này như thế nào cho hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu 

Chú trọng hơn nữa vào quản trị doanh nghiệp

Chủ tịch Quốc hội mong muốn các doanh nhân, doanh nghiệp, quyết tâm cao hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp nhằm kịp thời khắc phục tác động của dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại, từng bước tái thiết và khôi phục kinh tế; đồng thời, chủ động thích ứng, thay đổi chiến lược, đổi mới mô hình kinh doanh, đổi mới công nghệ phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại và thời gian tới, nhất là cần có những giải pháp căn cơ để bảo đảm an toàn nguồn lực lao động cho duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cùng với những thách thức, theo Chủ tịch Quốc hội, đại dịch Covid-19 cũng mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển, nhất là cơ hội để thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Do đó, các doanh nhân, doanh nghiệp cần tham gia tích cực, tạo đột phá trong thị trường khoa học, công nghệ, trong đó, các doanh nghiệp công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến cho Quốc hội trong việc hoàn thiện thể chế, cải thiện các điều kiện nhằm tăng cường năng lực của thị trường vốn và thị trường công nghệ - điểm rất then chốt trong quá trình phát triển của 5 năm tới; cải thiện các yếu tố nhằm tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế; phát triển kinh tế số, xã hội số, các mô hình, lĩnh vực kinh doanh mới, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), thúc đẩy được đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo…

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp phát huy tinh thần dân tộc, xây dựng tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh, tư duy đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, nuôi dưỡng hoài bão lớn và khát vọng vươn lên để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, chú trọng hơn nữa vào quản trị doanh nghiệp, từ đó đóng góp vào sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững và nâng cao năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế.

“Với tinh thần và quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, bản chất anh hùng và khí phách của con người Việt Nam, của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, tôi tin tưởng rằng, “cái khó (sẽ) ló cái khôn”, sẽ xuất hiện những cách làm mới, nỗ lực lớn để vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để giành thắng lợi”. Chủ tịch Quốc hội chúc các doanh nhân, doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất, kinh doanh và phát triển; khẳng định, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị luôn đồng hành với các doanh nhân, doanh nghiệp.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản