Tin mới

Đảng đoàn Quốc hội góp ý dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Hà Nội

(Mặt trận) - Sáng ngày 01/8, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó bí thư Đảng đoàn Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; các Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, thành viên Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội dự kiến tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố vào cuối tháng 10/2020. Đến nay 100% chi bộ, tổ chức Đảng trực thuộc cùng 34/50 đảng bộ cấp quận, huyện và tương đương đã tổ chức thành công Đại hội Đảng với kết quả tốt đẹp.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đã trải qua 4 phiên bản, được thông qua Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố hai lần. Đây là kết quả làm việc rất nghiêm túc của Tiểu ban Văn kiện và sự góp ý tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ của nhiều cấp, nhiều ngành, cán bộ, nguyên cán bộ và Nhân dân Thủ đô.

Dự thảo Báo cáo chính trị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội xác định phương hướng, mục tiêu, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 4 nhóm chỉ tiêu với 20 chỉ tiêu cụ thể, 3 khâu đột phá và 14 nhiệm vụ giải pháp của thành phố trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025. Trong đó, xác định 3 khâu đột phá đáng chú ý: Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thiết kế, xây dựng một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản trị xã hội, quản trị kinh tế.   

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị.

Theo Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã công phu, chặt chẽ, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, tập hợp được trí tuệ của các cấp ủy Đảng và đảng viên, nhân dân, ý kiến của các ngành, các cấp, bám sát thực tiễn cũng như Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố, những chủ trương và định hướng lớn của Đảng, Nhà nước trong xây dựng và phát triển Thủ đô vào Dự thảo Báo cáo chính trị.

Cơ bản nhất trí chủ đề của đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Thành ủy Hà Nội tiếp thu ý kiến của các thành viên Đảng đoàn Quốc hội để bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý. Về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội đề nghị thành phố nhấn mạnh thêm, trong bối cảnh năm cuối cùng của nhiệm kỳ, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, nhưng Hà Nội đã chủ động, nỗ lực, sáng tạo, đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, đạt những thành tựu quan trọng, toàn diện.

Nhìn nhận Hà Nội hôm nay mặc dù còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết, nhưng về khách quan, thành phố đã đẹp, xanh, sáng, hiện đại, văn minh hơn rất nhiều, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, dự thảo cần đánh giá sâu hơn những kết quả thực hiện, nhất là về các cơ chế, chính sách đặc thù mà Đảng, Nhà nước đã dành cho Thủ đô.

Dự thảo cũng cần phân tích rõ hơn về sự chủ động của Ban Thường vụ Thành ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành những cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công, ngân sách nhà nước, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phân tích sâu, cụ thể hơn kết quả sự hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ, bộ, ngành... cho thành phố.

“Thành phố cũng dành nội dung trong dự thảo để bổ sung hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhiệm kỳ qua”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Tiểu ban Văn kiện bổ sung, đánh giá thêm về hiệu quả hoạt động công vụ trong thời gian qua, chỉ rõ những lĩnh vực cần quan tâm để cải thiện trong nhiệm kỳ tới; bổ sung số liệu doanh nghiệp hiện có để thấy được bức tranh chung và sức sống của các doanh nghiệp, qua đó đưa ra giải pháp nâng cao năng lực, sức cạnh tranh; làm rõ nội dung về phát triển và tham gia đóng góp các chỉ tiêu phát triển từ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã… và làm rõ tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội tăng hay giảm so với thời gian đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Nhấn mạnh việc Hà Nội phải gương mẫu đi đầu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần đánh giá sâu hơn nguyên nhân của việc nhiều dự án không hoàn thành tiến độ để đề ra giải pháp. Đồng thời, bổ sung một số mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ trong công tác quy hoạch, quy hoạch đặc thù; bổ sung đánh giá năng lực vận tải hành khách công cộng, hạ tầng xã hội; bổ sung nhận xét mối quan hệ hỗ trợ tương tác giữa Hà Nội và các tỉnh, thành trong vùng Thủ đô, từ đó khai thác tối đa thuận lợi, liên kết giải quyết những vấn đề còn tồn tại; đánh giá sâu hơn công tác phòng, chống hàng lậu, hàng giả, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, ùn tắc giao thông, quản lý đất đai, quản lý xây dựng, môi trường..., từ đó đề ra giải pháp hạn chế, khắc phục những bất cập này.

Đánh giá công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố đã được chú trọng và chuyển biến tích cực, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu thực trạng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng còn thấp, cá biệt một số nơi còn mất vai trò lãnh đạo. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố cần rút kinh nghiệm sâu sắc và không để xảy ra những vụ việc ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản