Tin mới

Đẩy mạnh dạy và học tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài

(Mặt trận) - Chiều 6/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Phối hợp hỗ trợ công tác dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”.

Chủ tịch nước Lương Cường: Toàn quân thực hiện nghiêm đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Tham dự Tọa đàm có ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cùng các vị Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam, các chuyên gia về ngôn ngữ.

Quang cảnh buổi Tọa đàm.

Theo Thứ tưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, việc dạy và học tiếng Việt từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của cộng động người Việt Nam ở nước ngoài. Song, thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người Việt trẻ ở nước ngoài không nói được tiếng Việt.

Đánh giá của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, trong 5 năm gần đây, nhu cầu học tiếng Việt, mong muốn được phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn. Các bậc phụ huynh ngày càng mong muốn con em mình có thể biết và sử dụng thành thạo tiếng Việt. Nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan, việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài diễn ra với các mức độ và kết quả khác nhau, ở các địa bàn khác nhau. Thực tế bà con Việt kiều tuy phải lo làm ăn để ổn định cuộc sống, nhưng đại đa số rất quan tâm đến cội nguồn dân tộc và hướng con cháu mình về với cội nguồn, truyền thống dân tộc thông qua dạy và học tiếng Việt.

Ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, tại các nước như: Lào, Campuchia, Thái Lan, công  tác dạy và học tiếng Việt được triển khai khá tốt, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Tại Mỹ, báo cáo sơ bộ có khoảng trên 200 cơ sở dạy tiếng Việt, chủ yếu các cơ sở thô sơ, nghèo nàn, thiếu phương tiện, số lượng học sinh theo học không nhiều, thường là học vào cuối tuần, những ngày nghỉ; ở các địa chỉ dạy tiếng Việt, giáo viên không chuyên. Ông Nghị đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần mở lớp tập huấn cho các giáo viên, giảng viên dạy tiếng Việt. Ông Nghị cho biết thêm, “mới đây, chúng tôi đón nhận gần 80 học viên để tập huấn giáo viên dạy tiếng Việt. Năm 2018, tập trung trước mắt ở lãnh thổ Đài Loan, và tiến tới là ở Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu”.

Ông Nghị mong muốn được hỗ trợ thêm về giáo trình, tài liệu, dụng cụ hiệu quả, đồng thời, mong muốn tổ chức trại hè cho các cháu thiếu nhi. Tuy nhiên, vướng về mặt pháp lý, vì trẻ nhỏ lại liên quan đến vấn đề giám hộ. Mức lương cho những người dạy tiếng Việt rất thấp, đặc biệt là giáo viên dạy tiếng Việt ở Campuchia và Lào. “Chúng tôi kiến nghị với Chính phủ tăng mức lương cho giáo viên dạy tiếng Việt; nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó động viên người dạy và học, hỗ trợ về thiết bị. Hiện chúng tôi chuyển ra các nước 60 ngàn bộ sách giáo khoa. Bên cạnh đó, chúng tôi đề nghị chính quyền sở tại có chính sách hỗ trợ việc này và đã nhận được sự quan tâm của chính quyền, thậm chí ở một số trường Đại học ở châu Âu mở cả Khoa tiếng Việt. Thời gian tới, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm hơn của Mặt trận Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo…”.

Ông Tài Phương, Việt kiều Mỹ, cho biết, “ngay từ năm 1980, tôi về nước và rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo”. Theo ông Phương, hiện ở Bắc Mỹ, châu Âu duy trì tiếng Việt là rất khó khăn. Ông đề nghị, “nên khoanh vùng khu vực để thực hiện. Ví dụ những vùng quanh Việt Nam như Đài Loan, Hồng Kông, Campuchia, Lào… chúng ta thực hiện khá tốt. Nên quan tâm vùng Bắc Mỹ, bởi du học sinh ta đông (không dưới 14 -15 ngàn em), đây là lực lượng rất tốt cho chúng ta đẩy mạnh công tác giáo dục tiếng Việt. Kinh nghiệm, chúng ta không nên coi thường các tổ chức, không nên áp đặt giáo dục cho các em; tổ chức được các hội đoàn, mà hội đoàn là phải có cơ sở vật chất, để có cơ sở thực hiện”. 

“Nhiều người nói tiền đâu ra? Theo tôi tiền chúng ta không thiếu, vì mỗi năm kiều bào chuyển về hơn 10 tỷ USD, thì Nhà nước ít ra cũng thu được thuế đầu tư từ nguồn này. Chúng ta phải xác định đây là ngân quỹ do cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng góp, thì chúng ta cũng nên trích một phần từ nguồn thuế đó để đầu tư lại cho kiều bào”.

Bà Thiện - Việt kiều Hungari chia sẻ, “chồng tôi là người Hungari, nên dạy tiếng Việt rất khó nhưng 2 con tôi tiếng Việt tốt”. Theo bà Thiện, “dạy tiếng Việt đừng trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài mà ngay ở từng gia đình, cần có ý thức dạy học tiếng Việt. Dạy tiếng Việt không nên ép mà làm sao để họ phải yêu và quan tâm đến Việt Nam, tạo thành tư thế tự nguyện học mới lâu dài và hiệu quả. Về sách giáo khoa, làm sao đưa vào làm sao cho các cháu thấy thú vị”…

Ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, “cần làm cho các cháu thích, các cháu yêu Việt Nam thì các cháu sẽ thích học tiếng Việt”. Theo ông Bình, nên tăng cường tổ chức trại hè cho các cháu thiếu nhi, ở đó có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, học đàn, học hát, chơi các trò chơi dân gian truyền thống… bằng tiếng Việt sẽ rất hiệu quả. “Theo tôi, đây là sự nghiệp chung nên tất cả các cơ quan cần tham gia vào việc này”, ông Bình nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cảm ơn các đại biểu đã dành thời gian tham dự hoạt động này. “Đây là dịp hiệu quả để chúng ta ngồi lại với nhau nhằm đánh giá, để có những kiến nghị, đề xuất góp phần tạo tăng hiệu quả hoạt động này”.

Theo Phó Chủ tịch Trương thị Ngọc Ánh, hiện nay trên thế giới có khoảng 4,5 triệu kiều bào, đa phần trong số họ có mong muốn được đóng góp sức mình vào việc phát triển đất nước, đồng thời cũng luôn muốn được lưu giữ những giá trị truyền thống của người Việt, trong đó có việc lưu giữ tiếng Việt. Đây là nguyện vọng chính đáng của bà con kiều bào.

Trong thời gian qua, Nhà nước cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đồng bào Việt Nam tại nước ngoài, trong đó có Đề án dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Tới đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thường xuyên có những chương trình kết nối nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Việt cho bà con kiều bào.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, việc này còn gặp nhiều khó khăn, như giáo viên, sách giáo khoa chung, tạo một chương trình chung thống nhất… Do vậy các cơ quan cần ngồi lại với nhau để cùng bàn bạc, để sớm đi đến thống nhất, có một lộ trình triển khai phù hợp và hiệu quả.

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, Ban Tổ chức tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để đề xuất tới các cơ quan có thẩm quyền, nhằm xem xét, đưa ra giải pháp hiệu quả.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản