Tin mới

Dịch Covid-19 gây ra “cơn sóng thần kinh tế - xã hội” cho châu Âu

Dịch Covid-19 đang trở thành “cơn sóng thần” càn quét qua châu Âu và gây ra những tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội của châu lục này.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Trang trọng Lễ dâng hương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên, tỉnh Phú Thọ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi”

Thủ tướng Italy ngày 17/3 đã tuyên bố virus SARS-CoV-2 đang gây nên "cơn sóng thần kinh tế - xã hội" khi các nhà lãnh đạo châu Âu đều nhất trí đóng cửa biên giới bên ngoài, tuy nhiên, nhiều quốc gia đã phá vỡ sự thống nhất này khi tự áp đặt những giới hạn biên giới của riêng mình.

Cảnh sát biên giới đứng chờ kiểm tra các phương tiện từ Pháp vào Tây Ban Nha ngày 17/3/2020 sau khi chính phủ Tây Ban Nha ban hành lệnh kiểm soát biên giới trên đất liền vì dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

"Kẻ thù là virus và bây giờ chúng ta phải làm hết sức để bảo vệ người dân và nền kinh tế của chúng ta", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định sau cuộc họp trực tuyến với 27 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).

"Chúng tôi đã sẵn sàng làm mọi thứ cần thiết. Chúng tôi sẽ không ngần ngại thực hiện thêm các biện pháp bổ sung để nếu tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp".

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã khẳng định dịch Covid-19 là một "cơn sóng thần" và không quốc gia nào không bị ảnh hưởng bởi "cơn sóng thần" đó.

Ông cũng kêu gọi "khoản ngân sách corona đặc biệt", hay một khoản quỹ đảm bảo của EU để hỗ trợ các nước thành viên trong việc đối phó với tình hình y tế cấp bách và thực hiện các chính sách kinh tế.

Khi được hỏi về đề xuất của ông Conte, Thủ tướng Angela Merkel cho biết các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro sẽ tiếp tục thảo luận các biện pháp để giảm nhẹ tác động do dịch bệnh gây nên nhưng quyết định vẫn chưa được đưa ra.

Các lãnh đạo EU đã nhất trí hôm 17/3 rằng sẽ đóng cửa biên giới bên ngoài của hầu hết các nước EU trong 30 ngày và thiết lập các làn di chuyển nhanh ở biên giới các quốc gia để trao đổi thuốc men và thực phẩm.

Pháp đã thực hiện lệnh phong tỏa ngày 17/3 để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới và Bỉ thông báo cũng sẽ có động thái tương tự, trong khi số người tử vong vì dịch Covid-19 ở Italy đã vượt mốc 2.500.

Ủy ban châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên rằng hiện nay chỉ là thời điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng và Đức cho biết dịch bệnh này sẽ kéo dài "trong vài tháng thay vì vài tuần".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhấn mạnh về quyết định đóng cửa biên giới với những công dân bên ngoài khối để ngăn chặn dịch Covid-19 và hạn chế các quy định biên giới đơn phương trong khối mà các nước thành viên đưa ra. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao của EU nhận định: "Điều này có ý nghĩa thuyết phục các nước EU từ bỏ các động thái đơn phương ở biên giới hay đóng cửa biên giới bên trong. Tuy nhiên, rất khó để điều này xảy ra bởi động thái trên phần lớn mang tính biểu tượng do virus SARS-CoV-2 ở bên trong EU".

Căng thẳng về biên giới là vấn đề đang diễn ra khắp EU khi 3 quốc gia vùng Baltic là Lithuania, Latvia and Estonia đã chỉ trích Ba Lan vì ngăn không cho công dân của họ quá cảnh đề về nước.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ngày 17/3 đã thông báo rằng họ sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát ở biên giới bên trong của EU.

Trong khi đó, EU đang nỗ lực để đưa những công dân của khối bị mắc kẹt bên ngoài hồi hương khi các hãng hàng không cắt giảm các chuyến bay. Bà Von der Leyen cho biết gần 300 công dân Áo và những công dân EU khác đã bay từ Morocco về Vienna ngày 17/3.

Chủ tịch chống độc quyền trong EU đề xuất phương án sẽ cho phép các chính phủ nhận được các khoản hỗ trợ hoặc được miễn thuế lên tới 500.000 euro (khoảng 550.000 USD) để hỗ trợ cho các công ty mặc dù một số thành viên EU muốn Brussels có những biện pháp tiến xa hơn./.

Theo VOV.VN

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản