Tin mới

Hà Nội: Các bệnh viện phải sẵn sàng để đáp ứng tới 20.000 giường điều trị người bệnh Covid-19

(Mặt trận) - Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 12046/SYT-NVY về việc triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Công điện số 17/CĐ-UBND ngày 1-8-2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; phòng y tế các quận, huyện, thị xã; trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại bệnh viện

Tiếp tục xét nghiệm diện rộng đối với người ho, sốt, khó thở...

Để chủ động kiểm soát nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo đúng quy định, kịp thời cập nhật thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh, đồng thời, huy động đội ngũ các chuyên gia và nhà quản lý y tế tham gia tư vấn để chủ động đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế cũng yêu cầu CDC Hà Nội khẩn trương tổng hợp nhu cầu mua sắm và xây dựng phương án mua sắm kịp thời vật tư, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm... để ứng phó với các tình huống dịch bệnh ở mức trung bình, cao và rất cao trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm sẵn sàng cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu.

Ngoài ra, CDC Hà Nội chịu trách nhiệm rà soát tổng thể năng lực xét nghiệm RT-PCR của ngành Y tế Hà Nội và của các đơn vị, bộ, ngành, các tổ chức trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, chủ động tham mưu Sở Y tế phương án nâng cao năng lực xét nghiệm, huy động tối đa nguồn lực của tất cả các đơn vị trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ.

"CDC Hà Nội cần tổ chức thêm các lớp tập huấn nâng cao năng lực lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm cho các đơn vị trong ngành. Căn cứ theo tình hình dịch bệnh, CDC báo cáo Sở Y tế huy động sự tham gia của sinh viên các trường đại học, cao đẳng y trên địa bàn và mạng lưới y tế học đường, tình nguyện viên sẵn sàng bổ sung nhân lực cho các đơn vị trong trường hợp cần thiết", Sở Y tế cho biết.

Sẵn sàng vật tư, trang thiết bị để đáp ứng với cấp độ 5.000, 10.000, 20.000 giường điều trị

Đối với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu  tập trung lực lượng để giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, truy vết tối đa và lấy mẫu xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất để xử lý kịp thời, triệt để. Đặc biệt, chú ý tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở... và các trường hợp khác có nguy cơ lây nhiễm cao ngoài cộng đồng.

Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã còn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức cách ly y tế trên địa bàn theo đúng quy định, triển khai đồng bộ các mô hình có hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở như mô hình cách ly "3 lớp", "4 tại chỗ". Huy động tối đa các lực lượng, phân công cụ thể, hướng dẫn quy trình bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh khi làm nhiệm vụ. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn bảo đảm đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, đúng thời gian quy định.

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố (gồm các bệnh viện trung ương, các bệnh viện tuyến thành phố và các bệnh viện ngoài công lập) đều phải thực hiện xây dựng phương án hoạt động bệnh viện an toàn và trình UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt để tổ chức hoạt động; thực hiện phương án "4 tại chỗ" (làm việc tại chỗ - ăn uống tại chỗ - sinh hoạt, nghỉ ngơi tại chỗ - điều trị tại chỗ) và tổ chức chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

"Tại các bệnh viện, phải tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, tổ chức khám, chữa bệnh từ xa để giảm số lượng người đến bệnh viện. Thực hiện nghiêm công tác phân luồng khám, chữa bệnh, kiểm soát chặt chẽ người ra - vào bệnh viện, phân bổ lực lượng để làm việc luân phiên từ 7 đến 14 ngày tại bệnh viện; các cơ sở khám, chữa bệnh chỉ được hoạt động khi bảo đảm các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế", Sở Y tế Hà Nội đề nghị.

Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về hồi sức cấp cứu cho cán bộ y tế của các đơn vị, không phân biệt công tư tham gia công tác phòng, chống dịch. Cùng với đó, bệnh viện tiếp tục rà soát, bảo đảm năng lực để thiết lập các đội, nhóm sử dụng được các kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao (máy thở xâm nhập, ECMO, lọc máu...) sẵn sàng hỗ trợ các bệnh viện khác trên địa bàn.

Theo Sở Y tế Hà Nội, các bệnh viện phải chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ nhân lực, vật tư, trang thiết bị để đáp ứng với cấp độ 5.000 giường, 10.000 giường, 20.000 giường điều trị người bệnh Covid-19 theo phân công nhiệm vụ của Sở Y tế. Các đơn vị được phân công nhiệm vụ điều trị người bệnh Covid-19 khẩn trương rà soát, tổng hợp nhu cầu và báo cáo Sở Y tế để triển khai công tác mua sắm bảo đảm nguồn lực phục vụ công tác chăm sóc, điều trị người bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản