Tin mới

Hà Nội sẽ đóng cửa các quán ăn không thực hiện nghiêm phòng dịch Covid-19

(Mặt trận) - Chiều 17/8, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hà Nội. Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND TP Nguyễn Văn Sửu cùng tham dự.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Hà Nội vẫn kiểm soát dịch bệnh Covid-19,dù có ca mắc thứ phát trong cộng đồng. 

Dịch bệnh đã có hiện tượng lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng

Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, tại Hà Nội, lũy tích đợt 3, (từ ngày 25/7 đến nay), có 33 ca mắc, chưa có tử vong. Trong đó 10 ca ngoài cộng đồng và 23 ca từ bên ngoài đã được cách ly ngay khi nhập cảnh (22 ca từ Guine Xích đạo và 1 ca từ Mỹ).

Thành phố (TP) rà soát tổng số 100.090 người về từ Đà Nẵng, trong đó số về từ ngày 15/7 là 77.150 người. Từ chiều ngày 8/8, lấy mẫu xét nghiệm PCR cho những người từ Đà Nẵng về trong thời gian từ 15-29/7, đến hết ngày 16/8 đã lấy được 50.602 mẫu, có kết quả 28.478 mẫu, đều âm tính.

Ngoài ra, CDC Hà Nội đã xét nghiệm cho 1.086 người (trong đó có 854 người có biểu hiện ho, sốt, khó thở...). Kết quả 1.078 trường hợp âm tính, 2 trường hợp dương tính là BN752 tại Phúc Thọ và BN962 tại Thanh Xuân. Còn lại đang chờ kết quả.

Sở Y tế dự báo, trong giai đoạn này dịch bệnh đã xảy ra, tản phát tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội, tuy nhiên chưa lây lan thành ổ dịch lớn và nguồn lây đều từ ngoài TP xâm nhập vào. Thành phố đã có hiện tượng lây nhiễm thứ phát (F1 chuyển thành F0). Các ca mắc hầu hết được phát hiện tại các bệnh viện (8/10 ca). Hà Nội là nơi có nhiều bệnh viện lớn của Trung ương cũng như Thành phố và thường xuyên có lượng lớn người dân từ các tỉnh thành khác về khám chữa bệnh nên nguy cơ dịch xâm nhập từ các tỉnh thành khác vào là rất cao. 

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường công tác khám sàng lọc, phân loại người bệnh đến khám (lưu ý cả những người có biểu hiện ho, sốt, khó thở mà không rõ yếu tố dịch tễ), thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện sớm ca nhiễm Covid-19, thực hiện nghiêm túc việc phân luồng, cách ly và kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm phòng tránh lây nhiễm trong các cơ sở y tế cũng như lây nhiễm từ các cơ sở y tế ra cộng đồng.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội Trương Quang Việt thông tin, với các mẫu xét nghiệm trường hợp F1 của Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng gửi hiện có 13 mẫu đang chờ kết quả. CDC Hà Nội đang phối hợp với các bệnh viện thực hiện cách ly các trường hợp liên quan đến bệnh nhân đúng quy định; tăng cường bảo vệ các y, bác sĩ tại các bệnh viện; điều chuyển các ống mẫu xét nghiệp RT-PCR cho các địa phương để hoàn thành việc lấy mẫu cho các trường hợp ở Đà Nẵng về từ ngày 15/7.

Đại diện CDC Hà Nội cho rằng, hiện nay việc giám sát phòng, chống dịch trong cộng đồng tại các địa phương lỏng lẻo hơn giai đoạn trước, nhiều người dân vẫn không thực hiện giãn cách theo quy định.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, theo phân cấp quận tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện và phòng khám đóng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Tạm dừng các hoạt động lễ hội đông người tại nơi công cộng, quán bar, karaoke và quán hàng nước vỉa hè từ ngày 1/8/2020; Tổ chức tuyên truyền tại Phố đi bộ để người dân thực hiện đúng việc giữ khoảng cách. Tạm dừng tổ chức các lễ hội và hoạt động có tập trung đông người tại khu Phố đi bộ.

Nhà hàng ăn uống, bia hơi... thực hiện giãn cách từ 0 ngày 19/8

Kết luận hội nghị Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý khẳng định, hiện nay TP vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Quý cho rằng với việc Hà Nội xuất hiện các ca thứ phát trên địa bàn TP, nếu TP không làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong bệnh viện thì việc lây chéo sẽ rất đáng lo ngại. “Có thể sẽ có ca mắc mới nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Dịch bệnh chưa có khả năng lây lan rộng trên địa bàn khi chúng ta thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch” , ông Quý nói.

Phó Chủ tịch  TP Ngô Văn Quý nhận định Hà Nội đã xuất hiện 2 trường hợp là F1 bị lây nhiễm Covid-19, dù vậy tình hình dịch đã được kiểm soát vì đã nhanh chóng “khoanh vùng, dập dịch”, “truy vết, cách ly triệt để” kịp thời.
Tuy nhiên ông Quý cho rằng nguy cơ lây nhiễm dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh và quán bia, quán ăn, giải khát là rất lớn. Cần thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch tại hai khu vực này.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị, địa phương của Hà Nội tiếp tục tuyên truyền vận động người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang nơi công cộng, không tập trung quá 30 người. Nếu có biểu hiện ho sốt phải báo cho cơ sở khám chữa bệnh. Vận động người cao tuổi, bệnh nền nặng ở nhà không ra ngoài khi không có việc cần thiết
“Nhà hàng ăn uống, bia hơi, giải khát phải thực hiện nghiêm việc ngồi giãn cách, tối thiểu 1m, tổ chức đo thân nhiệt cho khách, bố trí nước sát khuẩn. Vì nơi này nguy cơ lây lan dịch lớn, do vậy đề nghị từ 0 giờ ngày 19/8, nhà hàng, quán bia, cafe phải thực hiện nghiêm nội dung này” - ông Quý nói.
Ông Quý cũng đề nghị kiểm tra phòng chống dịch tại các cơ sở y tế, bệnh viện. “Nơi nào không đảm bảo an toàn kiên quyết cho dừng hoạt động. Các cơ sở Y tế phải thực hiện nghiêm việc phân luồng khám chữa bệnh; bảo hộ bác sỹ, y tá, nhân viên; bảo vệ chặt chẽ các khoa điều trị bệnh nhân có bệnh nền nặng” - ông Quý nhấn mạnh.

Với diễn biến tình hình dịch bệnh hiện nay, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND TP Nguyễn Văn Sửu khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết. Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang. Các nhà hàng, quán ăn cần nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch; nếu không thực hiện nghiêm thì phải đóng cửa./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản